Thứ Ba, 31/05/2022 11:48

Quan chức Fed: NHTW sẵn lòng nâng lãi suất vượt mức “trung lập” để chống lạm phát

Ngày 30/05, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết các đợt nâng lãi suất sẽ tiếp tục cho tới hết năm 2022 để ghìm cương lạm phát.

Cụ thể hơn, vị quan chức Fed cho biết ông ủng hộ nâng lãi suất vượt mức “trung lập”. Mức lãi suất trung lập được định nghĩa là mức không hỗ trợ hay kìm hãm tăng trưởng.

Trong tháng 3/2022, các quan chức Fed ước tính lãi suất trung lập ở mức 2.5%. Điều này có nghĩa ông Waller sẵn sàng nâng lãi suất thêm ít nhất 2 điểm phần trăm từ mức hiện tại.

“Trong dài hạn hơn, chúng tôi sẽ biết chính sách tiền tệ ảnh hưởng ra sao tới nhu cầu và các hạn chế về nguồn cung sẽ diễn biến thế nào”, ông Waller cho biết. “Nếu dữ liệu cho thấy lạm phát cứ ở mức cao, tôi sẵn lòng làm nhiều hơn thế”.

Tuyên bố trên cũng tương tự quan điểm đã đề cập trong biên bản họp tháng 5 của Fed. Trong biên bản họp, các quan chức tin rằng “lập trường chính sách nghiêng về hướng kìm hãm có thể dần trở nên hợp lý, tùy theo diễn biến của triển vọng kinh tế và các rủi ro tác động tới triển vọng này”.

Thị trường hiện đang kỳ vọng Fed nâng lãi suất lên mức 2.5%-2.75%, phù hợp với ước tính về lãi suất trung lập. Tuy nhiên, nếu lạm phát tiếp tục tăng, Fed có khả năng sẽ hành động mạnh mẽ hơn nữa. Hiện tại, phạm vi lãi suất của Fed ở mức 0.75%-1%.

Ngoài ra, biên bản họp tháng 5 còn chỉ ra các quan chức Fed muốn nâng lãi suất 50 điểm cơ bản tại vài cuộc họp kế tiếp. Ông Waller cho biết ông ủng hộ phương án này khi mà lạm phát ở mức cao nhất trong hơn 40 năm.

“Nói cụ thể hơn, tôi sẽ không loại trừ phương án nâng 50 điểm cơ bản cho tới khi lạm phát giảm xuống gần mục tiêu 2%”, ông Waller cho biết. “Vào cuối năm nay, tôi ủng hộ một mức lãi suất chính sách cao hơn mức trung lập và nhờ đó sẽ kéo giảm nhu cầu về hàng hóa và lao động. Điều này sẽ kéo nhu cầu về gần hơn với nguồn cung và giúp kìm hãm lạm phát”.

Dữ liệu ngày 27/05 cho thấy lạm phát vẫn cao trong tháng 4/2022, nhưng tốc độ tăng đã chậm hơn. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi) – vốn là thước đo lạm phát yêu thích của Fed – tăng 4.9% so với cùng kỳ, giảm từ mức 5.2% trong tháng 3. PCE tổng thể – có bao gồm năng lượng và thực phẩm – tăng 6.3% trong tháng 4, giảm từ mức 6.6% của tháng trước đó.

Vị quan chức Fed nghĩ rằng Fed có thể nâng lãi suất mà không gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Mục tiêu của Fed sẽ là giảm nhu cầu lao động mà không gây sự tăng mạnh của tỷ lệ thất nghiệp. Hiện số vị trí việc làm đang tuyển dụng lên tới 5.6 triệu việc làm, cao hơn số lao động sẵn có, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.

“Dĩ nhiên, triển vọng của kinh tế Mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả diễn biến cuộc chiến Nga-Ukraine và Covid-19. Tôi lạc quan cho rằng thị trường lao động có thể gánh chịu mức lãi suất cao hơn mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá gỗ tại Mỹ lao dốc hơn 50% kể từ khi Fed nâng lãi suất (31/05/2022)

>   4 yếu tố biến động và định hình lại (30/05/2022)

>   Các NHTW thực hiện hơn 60 đợt nâng lãi suất trong 3 tháng qua (30/05/2022)

>   Gánh nặng lạm phát cản trở phương Tây trừng phạt kinh tế Nga? (30/05/2022)

>   Dịch bệnh giáng đòn vào các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc (30/05/2022)

>   Lạm phát, doanh nghiệp và người giàu (30/05/2022)

>   Đánh thuế người giàu liệu có giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu? (30/05/2022)

>   Nga dự kiến tăng thu 14 tỷ USD từ dầu khí (29/05/2022)

>   Kinh tế Trung Quốc giảm tốc - các nước ASEAN phải lo! - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (28/05/2022)

>   Xô xát tại nhà máy sản xuất sản phẩm Apple ở Thượng Hải (28/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật