Thứ Bảy, 14/05/2022 07:01

Phố Wall khởi sắc, Nasdaq Composite vọt 3%, Dow Jones tăng hơn 400 điểm

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Sáu (13/5), xoá bớt mức giảm trong tuần và ngăn chỉ số S&P 500 rơi vào vùng thị trường “con gấu”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tăng 466.36 điểm (tương đương 1.47%) lên 32,196.66 điểm. Chỉ số S&P 500n tiến 2.39% lên 4,023.89 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 3.82% lên 11,805 điểm.

Vào ngày thứ Sáu, S&P 500 ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 04/5/2022, trong khi Nasdaq Composite chứng kiến phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2020.

Bất chấp mức tăng trong ngày thứ Sáu, các chỉ số chính đều ghi nhận sắc đỏ trong tuần, với Dow Jones giảm 2.14% và đánh dấu chuỗi 7 tuần lao dốc đầu tiên kể từ năm 2001. S&P 500 mất 2.4% và ghi nhận chuỗi tuần suy giảm dài nhất kể từ năm 2011, còn Nasdaq Composite sụt 2.8%.

Tất cả lĩnh vực thuộc S&P 500 đều tăng trong ngày thứ Sáu, dẫn đầu là đà phục hồi của lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ thông tin, lần lượt vọt 4.1% và 3.4%. Đây là phiên phục hồi trên diện rộng với khoảng 95% mã cổ phiếu thuộc S&P 500 khép phiên với sắc xanh.

Cổ phiếu Nike và Salesforce lần lượt tăng 4.7% và 4.1%, dẫn đầu đà tăng thuộc Dow Jones. Cổ phiếu American Express và Boeing đều vọt hơn 3%, tiếp tục kéo chỉ số này khởi sắc.

Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng phục hồi khi cổ phiếu Meta Platforms và Alphabet lần lượt tăng 3.9% và 2.8%. Cổ phiếu Tesla vọt 5.7%, còn cổ phiếu ngành sản xuất chất bán dẫn Nvidia và AMD cũng leo dốc hơn 9%. Cổ phiếu Apple tiến 3.2%, thoát khỏi rơi vào vùng thị trường “con gấu”.

Sau đà tăng mạnh vào ngày thứ Năm (12/5), các cổ phiếu meme AMC Entertainment và GameStop lần lượt vọt 5.5% và 9.9%.

Trong khi đó, cổ phiếu Twitter sụt 9.7% sau khi Elon Musk thông báo bế tắc trong thương vụ tiếp quản vì ông đang chờ thêm chi tiết về các tài khoản giả mạo của nền tảng này.

Thị trường chứng khoán đã sụt giảm trong nhiều tháng, bắt đầu với các cổ phiếu công nghệ không sinh lời tăng trưởng cao vào cuối năm ngoái và lan sang cả những cổ phiếu công ty có dòng tiền lành mạnh trong những tuần gần đây.

Một lí do khiến thị trường chứng khoán găp khó khăn trong những tháng gần đây là lạm phát cao, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang nỗ lực kiềm chế lạm phát bằng cách nâng lãi suất. Chủ tịch Fed, Jerome Powell nói NPR vào ngày 12/5 rằng ông không thể đảm bảo “hạ cánh nhẹ nhàng” kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái.

Mặc dù chứng khoán đã có một đợt phục hồi kéo dài 2 tuần sau đợt nâng lãi suất đầu tiên của Fed hồi tháng 3, đà tăng này nhanh chóng bị xoá sạch bởi một tháng 4 ảm đạm và động thái bán tháo tiếp tục diễn ra vào tháng 5. Có một số dấu hiệu, chẳng hạn như các cuộc khảo sát tâm lý nhà đầu tư và một số ổn định trên thị trường trái phiếu Mỹ trong tuần này, cho thấy thị trường có thể sắp cận đáy, nhưng nhiều nhà đầu tư và chiến lược gia cho rằng thị trường có thể cần thêm một đợt giảm sâu nữa.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán thế giới hồi phục mạnh, Dow Jones tăng hơn 500 điểm (13/05/2022)

>   Chứng khoán châu Á hồi phục mạnh, Nikkei 225 tăng gần 700 điểm (13/05/2022)

>   S&P 500 bốc hơi 7.000 tỷ USD từ đầu năm (13/05/2022)

>   Dow Jones giảm 6 phiên liên tiếp (13/05/2022)

>   Dow Jones giảm tiếp hơn 350 điểm (12/05/2022)

>   TD Ameritrade: Nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn tiếp tục bắt đáy, xem đà giảm là cơ hội để mua vào (12/05/2022)

>   Apple không còn là công ty vốn hóa lớn nhất thế giới (12/05/2022)

>   Nasdaq Composite sụt 3%, Dow Jones mất hơn 300 điểm sau dữ liệu lạm phát (12/05/2022)

>   Dow Jones giảm 4 phiên liên tiếp chờ dữ liệu lạm phát (11/05/2022)

>   Xóa sạch đà tăng 500 điểm đầu phiên, Dow Jones giảm tiếp phiên thứ 4 (10/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật