Thứ Tư, 25/05/2022 08:34

Ngân hàng nào phân loại nợ chưa phù hợp và trích lập dự phòng chưa chính xác?

Sau kiểm toán, VietinBank và PGBank đều bị điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 và tăng dư nợ ở các nhóm còn lại...

Một số ngân hàng phân loại nợ chưa chính xác

Theo Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội, trong năm vừa qua cơ quan này đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước và 9 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Kết quả kiểm tra cho thấy, năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,23%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất.

Đồng thời, các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được kiểm toán đều đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, kinh doanh có lãi, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%. Duy nhất có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank) có nợ xấu lên tới 2,49%.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra hàng loạt hạn chế, tồn tại.

Đáng chú ý, một số ngân hàng chưa phân loại nợ phù hợp. Cụ thể, sau kiểm toán, VietinBank bị giảm dư nợ nhóm 1 là 243,94 tỷ đồng, trong khi tăng dư nợ nhóm 2, 3, 4, 5 lần lượt 166,10 tỷ đồng; 34,72 tỷ đồng; 15,93 tỷ đồng và 27,19 tỷ đồng. PGBank giảm dư nợ nhóm 1 là 45,49 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 34,07 tỷ đồng, nhóm 3 tăng 9,62 tỷ đồng, nhóm 4 tăng 0,35 tỷ đồng và nhóm 5 tăng 1,45 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngoại trừ các trường hợp năm 2021 các ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng hoặc đã tất toán nợ vay nên Kiểm toán Nhà nước không điều chỉnh tăng trích dự phòng rủi ro tín dụng. Nhưng sau khi kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước vẫn phải điều chỉnh tăng chi phí dự phòng tại VietinBank thêm 20,97 tỷ đồng; PGBank 4,21 tỷ đồng; Ngân hàng Hợp tác xã tăng 6,34 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội giảm 5,14 tỷ đồng.

Thêm vào đó, các ngân hàng còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay như thẩm định sơ sài; định kỳ chưa đánh giá lại tài sản bảo đảm; thiếu chứng từ giải ngân/tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn; kiểm tra, giám sát sau cho vay còn sơ sài; gia hạn nợ vượt quá thời gian... Ngân hàng Chính sách xã hội còn nhiều trường hợp cho vay vượt hạn mức (cho vay đối với 2 người có cùng một hộ khẩu) và cho vay đối tượng không phù hợp với mục tiêu của chương trình, dẫn đến xác định số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ Ngân sách Nhà nước tăng thêm 0,58 tỷ đồng.

Đồng thời, Kiểm Toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, một số đơn vị đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, chưa xử lý dứt điểm một số khoản công nợ, quản lý đất đai còn một số hạn chế…

Vũ Phong

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Viễn cảnh của tỷ giá trước cuộc "so găng" giữa kiều hối và xu hướng mạnh lên của đồng đô la (24/05/2022)

>   UBKT của Quốc hội thống nhất với Chính phủ kéo dài áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu (24/05/2022)

>   Nỗi lo đứt gãy dòng tiền (24/05/2022)

>   Đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng giả: Đề nghị truy tố 74 bị can (24/05/2022)

>   Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiêm khắc với sở hữu chéo, cho vay BOT (23/05/2022)

>   Công bố gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp với quy mô 40,000 tỷ đồng (21/05/2022)

>   OCB triển khai tính năng thanh toán qua nhận diện khuôn mặt Facepay (23/05/2022)

>   4 năm liên tiếp đồng hành cùng "Ngày không tiền mặt", Sacombank tung nhiều ưu đãi hấp dẫn  (21/05/2022)

>   Giá USD mất đà tăng (20/05/2022)

>   Sacombank thưởng nóng cho 2 vận động viên Marathon xuất sắc  (20/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật