Thứ Năm, 12/05/2022 13:14

Mặc chiến tranh, Rúp Nga là đồng tiền tăng mạnh nhất thế giới

Thành công của Nga trong việc điều hành thị trường tiền tệ được đánh giá là vượt trội hơn nhiều quốc gia khác như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ...

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Getty Images

Đồng Rúp Nga tiếp tục đà tăng giá trong phiên giao dịch ngày 11/5 khi thị trường chứng khoán Moscow mở cửa trở lại sau hai ngày nghỉ lễ.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, tỷ giá đồng Rúp tăng hơn 11% so với đồng USD trên thị trường Moscow. Theo đó, đây là tiền tệ tăng giá mạnh nhất trong số 31 tiền tệ lớn được theo dõi và vượt qua đồng Real của Brazil (tăng 9% so với USD từ đầu năm). Trên thị trường quốc tế, tỷ giá đồng Rúp thậm chí tăng mạnh hơn, khoảng 12%

Diễn biến tăng giá của đồng nội tệ Nga diễn ra sau khi Moscow áp đặt một loạt biện pháp kiểm soát vốn để bảo vệ đồng nội tệ sau khi hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Cùng với biện pháp kiểm soát vốn, Moscow cũng yêu cầu các khách hàng châu Âu mua khí đốt của nước này phải thanh toán bằng đồng Rúp. Ngoài ra, Moscow cũng đóng băng tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu các công ty Nga chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ.

Thành công của Điện Kremlin trong việc điều hành thị trường tiền tệ được đánh giá là vượt trội hơn nhiều quốc gia khác như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ - nơi cũng thực hiện biện pháp kiểm soát vốn tương tự. Không những không thành công, hai quốc gia này nhận về kết quả thảm họa khi tỷ giá đồng Peso và Lira - vốn đã ở mức thấp trong lịch sử - gần như không thể phục hồi.

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát vốn đồng nghĩa rằng nhà đầu tư không thể đưa lợi nhuận từ việc đồng Rúp tăng giá ra khỏi nước Nga.

Một số nhà chiến lược đánh giá diễn biến tăng giá đồng nội tệ của Nga là không ổn định bởi nhiều cửa hàng giao dịch tiền tệ đã dừng sử dụng tỷ giá đồng Rúp trong nước do có sự chênh lệch lớn với tỷ giá trên thị trường quốc tế. Hôm 20/4, Hiệp hội Thương mại Các thị trường mới nổi (EMTA) đã khuyến nghị các nhà giao dịch sử dụng tỷ giá từ WM/Refinitiv để thanh toán một số hợp đồng phái sinh từ ngày 6/6 tới.

Hồi cuối tháng 2, trong những ngày đầu tiên của chiến tranh Nga-Ukraine, sự sụp đổ của đồng Rúp Nga được coi như một biểu tượng cho việc nền kinh tế Nga bị cô lập khỏi thế giới. Lúc “cơn bão” trừng phạt của phương Tây bắt đầu trút xuống Nga, đồng Rúp đã rớt giá xuống mức thấp chưa từng thấy trong lịch sử khi 121,5 Rúp đổi 1 USD

Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng Rúp hiện tại khiến nhiều người bất ngờ. Nguyên nhân chính cho việc này là đồng Rúp vẫn đang được hỗ trợ bởi nhu cầu của thế giới đối với dầu thô và khí đốt Nga bất chấp các biện pháp trừng phạt.

Theo ước tính của Bloomberg Economics, ngay cả khi Nga tiếp tục bị cô lập khỏi nền kinh tế toàn cầu, nước này vẫn thu về gần 321 tỷ USD xuất khẩu năng lượng trong năm nay, tăng hơn 1/3 so với năm 2021.  

Đức Anh

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới phục hồi khi đồng USD giảm sau dữ liệu lạm phát Mỹ (12/05/2022)

>   Dầu khởi sắc sau khi sụt gần 10% trong 2 phiên trước đó (12/05/2022)

>   Bí ẩn hàng tỷ USD tiền mặt bị ''thất lạc'' (11/05/2022)

>   Người phụ nữ chèo lái nền kinh tế Nga (11/05/2022)

>   Vàng thế giới giảm khi đồng USD lại tăng (11/05/2022)

>   Dầu WTI về sát mốc 100 USD/thùng do lo ngại về kinh tế (11/05/2022)

>   Đồng USD tăng cao nhất trong 20 năm qua (10/05/2022)

>   Vàng thế giới tiếp tục giảm khi đồng USD tăng (10/05/2022)

>   Dầu WTI sụt 6% khi Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh phong toả (10/05/2022)

>   Elon Musk huy động được hơn 7 tỷ USD cho thương vụ thâu tóm Twitter (06/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật