Thứ Ba, 03/05/2022 08:46

Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm mốc 3% lần đầu trong 3 năm

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm ngưỡng 3% lần đầu tiên trong hơn 3 năm vào ngày 02/05, giữa lúc Fed đang trong quá trình nâng lãi suất để kìm hãm lạm phát.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ có tác động sâu rộng tới nền kinh tế, ảnh hưởng tới lãi suất vay thế chấp và lãi suất đi vay của các doanh nghiệp. Lợi suất trái phiếu cao hơn cũng thắt chặt các điều kiện tài chính sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 3% vào đầu giờ chiều ngày 02/05 (giờ Mỹ), theo dữ liệu từ Bloomberg. Con số này gấp đôi so với mức đầu năm và cao nhất kể từ tháng 12/2018.

Lợi suất trái phiếu đã trên đà tăng trong năm nay khi Fed hành động cứng rắn nhằm kìm hãm lạm phát. Trong tháng 3/2022, lạm phát tiêu dùng ở mức 8.5%, là mức cao nhất trong 40 năm.

Sự kết hợp giữa lạm phát cao và triển vọng kinh tế yếu đi trên toàn cầu (GDP Mỹ giảm 1.4% trong quý 1) đã làm dấy lên hoài nghi về tác động của các đợt nâng lãi suất của Fed tới nền kinh tế.

Alex Roever, Chiến lược gia về lãi suất Mỹ tại JPMorgan, cho biết Fed đang phải đối mặt với “hàng loạt bất ổn”, bao gồm chi phí lao động tăng, các vấn đề về chuỗi cung ứng và giá hàng hóa tăng vọt kể từ khi Nga tiến công vào Ukraine.

“Rõ ràng nền kinh tế này không cần thêm chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng chúng ta vẫn chưa biết chắc về nhịp độ rút lại các gói kích thích tiền tệ và lý do Fed chọn nhịp độ đó”, ông nói thêm.

Fed được dự báo sẽ tăng lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm vào cuối cuộc họp tháng 5 (kết thúc vào ngày 04/05) và thị trường hợp đồng tương lai đang phản ánh thông tin tăng 0.5 điểm phần trăm tương tự tại hai cuộc họp kế tiếp.

Lãi suất ngắn hạn của Mỹ hiện được dự đoán ở mức gần 2.5% vào cuối năm 2022, cao hơn nhiều so với phạm vi hiện tại là 0.25-0.5%.

Giữa lúc giới đầu tư chuẩn bị tâm lý cho môi trường lãi suất cao hơn, thì đã xuất hiện các dấu hiệu áp lực lên các nền kinh tế. Theo kết quả khảo sát các giám đốc điều hành vào cuối tuần trước, hoạt động sản xuất của Trung Quốc thu hẹp mạnh nhất kể từ tháng 2/2020 trong tháng 4/2022, khi nền kinh tế phải hứng chịu tác động bởi các đợt phong tỏa.

Cùng lúc đó, chỉ số sản xuất PMI của khu vực Eurozone và Mỹ cũng đều cho thấy tín hiệu giảm tốc.

Đà tăng nhanh chóng của lợi suất trái phiếu trong năm nay đang làm giảm sự hấp dẫn của các khoản đầu tư rủi ro, qua đó tác động tới thị trường cổ phiếu. Môi trường lãi suất cao hơn cùng với dữ liệu kinh tế ảm đạm đã tác động mạnh tới chứng khoán Mỹ vào cuối tuần trước.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Phố Wall phục hồi sau khi S&P 500 xuống thấp nhất từ đầu năm 2022 (03/05/2022)

>   Cổ phiếu tăng trưởng nhờ đại dịch rơi vào thời kỳ ‘ngủ đông’ (02/05/2022)

>   Dow Jones lao dốc hơn 900 điểm và Nasdaq sụt 4%, khép lại tháng tồi tệ nhất từ 2008 (30/04/2022)

>   Nối gót Phố Wall, chứng khoán châu Á bật tăng mạnh, Hang Seng vọt hơn 3% (29/04/2022)

>   Elon Musk thu về 4 tỷ USD từ bán cổ phiếu Tesla (29/04/2022)

>   Thao túng giá cổ phiếu, giao dịch nội gián - luật Mỹ ''xử'' thế nào? (29/04/2022)

>   Phố Wall khởi sắc, Dow Jones cộng 600 điểm, Nasdaq Composite vọt 3% (29/04/2022)

>   Chứng khoán Trung Quốc có tháng mất điểm tệ nhất trong vòng 6 năm (28/04/2022)

>   Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng mạnh, Dow Jones tương lai tăng hơn 300 điểm (28/04/2022)

>   Kẻ vô danh gây chấn động thị trường tài chính đối diện án tù 380 năm (28/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật