Thứ Tư, 04/05/2022 09:30

Khối ngoại quay lại mua ròng trên sàn HOSE sau 8 tháng bán ròng liên tiếp

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào thị trường con gấu trong tháng 4/2022, khối ngoại đã quay lại mua ròng trên sàn HOSE sau 8 tháng bán ròng liên tiếp, tuy nhiên, khối ngoại lại tiếp tục động thái bán ròng trên sàn HNX.

Nhìn lại thị trường chứng khoán tháng 4, trước khi hồi phục vào 3 phiên cuối tháng Tư, chứng khoán Việt đã rơi vào thị trường con gấu khi mất 20%. Dù tính chung cả tháng thì VN-Index chỉ rơi 8.4% nhưng tâm lý nhiều nhà đầu tư cũng đã bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, trong khi nhiều nhà đầu tư trong nước đang lo lắng về tương lai của thị trường chứng khoán thì phía các nhà đầu tư nước ngoài lại có động thái mua mạnh.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, khối ngoại đã mua ròng 3,863 tỷ đồng trong tháng 4/2022, qua đó kết thúc chuỗi 8 tháng liên tiếp bán ròng (từ tháng 8/2021). Trong khi đó, khối ngoại lại tiếp tục bán ròng trên sàn HNX, tuy nhiên giá trị chỉ ghi nhận 31 tỷ đồng, giảm hơn 34% so với tháng trước.

Nguồn: VietstockFinance

Trong 10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trong tháng 4, chỉ có 3 cổ phiếu là DPM, DGCVRE là từng góp mặt trong top 10 mua ròng tháng trước. Trừ VRE thì 2 cổ phiếu còn lại đều có giá trị bán ròng giảm đáng kể.

Mặt khác, MWGVNM là hai cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất tháng với giá trị lần lượt đạt 1,498 tỷ đồng và 506 tỷ đồng.

MWG được mua ròng diễn ra trong bối cảnh tại ĐHĐCĐ thường niên, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT đã chia sẻ về một số định hướng sắp tới của Công ty liên quan đến chuỗi Bách Hóa Xanh và các mảng mới như chuỗi Ava, trang Vuivui, ứng dụng Quà Tặng Vip,…

Trong khi đó, VNM được mua ròng trở lại dù ở tháng trước đó, cổ phiếu này bị bán ròng hơn 473 tỷ đồng.

Trong số ít cổ phiếu bất động sản được mua ròng trong tháng 4, NLG là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với gần 327 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HOSE trong tháng 4/2022

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của nhiều công ty chứng khoán lớn như VND, SSI, HCM đã bị bán ròng mạnh với tổng giá trị ghi nhận hơn 479 tỷ đồng.

Xếp trên nhóm các công ty chứng khoán cũng như dẫn đầu nhóm bán ròng lần lượt là VHMHPG. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp 2 cổ phiếu này cùng xuất hiện trong danh sách bán ròng. So với tháng trước, giá trị bán ròng của VHM đã tăng đến 91%, lên gần 1,279 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị của HPG lại giảm hơn 48%, còn xấp xỉ 947 tỷ đồng.

Đối với nhóm ngân hàng, OCB là cổ phiếu duy nhất thuộc nhóm này bị bán ròng mạnh, với hơn 102 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HOSE trong tháng 4/2022

Trong khi đó ở sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng một số cổ phiếu quen thuộc đã xuất hiện trong tháng trước như NVB, VCS, THD, BVS, TNG. Trong đó, NVB là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất tháng khi giá trị bán ròng đạt hơn 49 tỷ đồng. VCS, THD, BVS lần lượt xếp sau với 37 tỷ đồng, 11 tỷ đồng và 8 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX trong tháng 4/2022

Còn với chiều mua ròng, khối ngoại tiếp tuc mua ròng 6 cổ phiếu PVI, IDC, SHS, TVD, TA9BAX so với tháng trước. Trong đó, PVI được mua ròng nhiều nhất với hơn 20 tỷ đồng.

PVSPLC là hai cổ phiếu được khối ngoại mua ròng trở lại sau khi bị bán ròng trong tháng trước. Trong tháng 3, PVS là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với giá trị lên tới gần 117 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX trong tháng 4/2022

 Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   04/05: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? (04/05/2022)

>   GAB lần đầu báo lỗ, cổ phiếu mất thanh khoản khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt (04/05/2022)

>   LGM: Quyết định Hội đồng quản trị (03/05/2022)

>   ‘Bí mật đồng tiền’ và lời giải đáp cho những lầm tưởng thường thấy của nhà đầu tư (03/05/2022)

>   Một cá nhân bị phạt vì lướt sóng "chui" cổ phiếu ITQ  (03/05/2022)

>   TCK: Giải trình và phương án khắc phục tình trạng bị hạn chế giao dịch (02/05/2022)

>   Thanh khoản đi đâu? (02/05/2022)

>   GCB: Điều chỉnh tỷ lệ room của mã chứng khoán GCB (01/05/2022)

>   HPI: Điều chỉnh tỷ lệ room của mã chứng khoán HPI (01/05/2022)

>   HKB: Thông báo duy trì diện bị hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM (01/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật