Thứ Tư, 04/05/2022 11:00

Cổ phiếu ngành gỗ liệu có hấp dẫn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị nâng giá mục tiêu GDT nhờ kết quả kinh doanh các quý sắp tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ kết quả quý 1 vững chắc; khả quan với ACG do doanh thu nội địa được hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường bất động sản nhà ở; hạ giá mục tiêu PTB do tỷ lệ đòn bẩy đang ở mức cao.

GDT: Giá mục tiêu 65,425 đồng/cp

Qua cuộc phỏng vấn với Ban lãnh đạo CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT), CTCK Bảo Việt (BVSC) biết rằng sự kết hợp của các đơn hàng xuất khẩu mạnh mẽ và năng lực sản xuất và năng suất tăng cho phép GDT giao sản phẩm cho khách hàng sớm hơn so với việc tập trung giao hàng vào cuối năm. Điều này cho thấy triển vọng doanh thu quý 2/2022 mạnh mẽ, biên lợi nhuận sẽ duy trì cao nhờ hàng tồn kho chi phí thấp khá lớn; giá bán tăng; và năng suất tăng.

Triển vọng tăng trưởng của GDT trong nửa cuối năm có vẻ còn được hỗ trợ bởi mức nền so sánh thấp. BKỳ vọng lợi nhuận ròng qúy 2/2022 của GDT sẽ tăng trưởng mạnh 30%-45.6% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 25-28 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo GDT dự kiến sẽ hoàn tất thương vụ mua lại doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất vào cuối quý 2/2022 và bắt đầu vận hành sản xuất từ tháng 7. Nếu thương vụ kết thúc đúng thời hạn, doanh thu thuần hợp nhất năm 2022 của GDT có thể đạt 600 tỷ đồng.

Về chi tiết của thương vụ, thương vụ này sẽ liên quan đến việc mua toàn bộ đất đai, nhà xưởng (12,000 m2), máy móc, công nghệ, nhân viên và cơ sở khách hàng. Doanh thu hiện tại của Công ty sản xuất đổ nội thất khoảng 5.0 triệu USD, đồng thời chứng tỏ có thành tích tăng trưởng vững chắc xuất sắc trong vài năm qua. Quy mô thương vụ ước tính dưới 100 tỷ đồng. GDT sẽ tài trợ cho thỏa thuận bằng vốn tự có của mình, đồng thời mở ra các lựa chọn khác, chẳng hạn như các khoản vay ngân hàng hoặc phát hành riêng lẻ.

Ở mức giá hiện tại, GDT đang giao dịch ở mức P/E là 10.1x (năm 2022) và 9.4x (dự phòng giữa năm 2023), hấp dẫn so với 12 lần của mức trung bình 1 năm trước đây, với cả điểm nhấn đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong các quý tới, trong khi việc mua lại thành công mảng kinh doanh đồ nội thất sẽ mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới rõ ràng trong dài hạn.

Dự phóng kết quả kinh doanh năm 2022 của GDT
Nguồn: BVSC

Với nhận định trên, BVSC khuyến nghị GDT có thể đạt mức giá mục tiêu 65,425 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

ACG khả quan với giá mục tiêu 88,800 đồng/cp

Theo CTCK VNDirect, động lực tăng trưởng chính của phân khúc nội địa của CTCP Gỗ An Cường (UPCoM: ACG) đến từ triển vọng của ngành bất động sản. CTCK này kỳ vọng thị trường nhà ở sẽ phục hồi trở lại vào năm 2022 do được hỗ trợ bởi sự phục hồi của các yếu tố vĩ mô sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản; cùng với đó là quyết định mua nhà ở được củng cố bởi lãi suất thế chấp hợp lý; và sự gia tăng nguồn cung mới nhờ việc nới lỏng các nút thắt pháp lý.

Với vị thế là nhà sản xuất gỗ ép hàng đầu với lượng khách hàng lớn, ACG có nhiều lợi thế hơn để giành được các hợp đồng cung cấp đồ nội thất gỗ cho các dự án khu dân cư lớn vào năm 2022. Vì thông thường, việc xây dựng một công trình nhà ở cao tầng phải mất 18-36 tháng và do các sản phẩm của ACG được sử dụng trong giai đoạn hoàn thiện nội thất cuối cùng, VNDirect dự báo doanh thu của ACG sẽ tăng lần lượt 36.9%/12% trong năm 2022-2023, nhờ doanh thu ký bán lớn từ Hà Nội và TP.HCM vào năm 2021-2022.

Trong năm 2024-2025, dự báo doanh thu nội địa của ACG sẽ tăng 14.8% và 15.3% do ưu tiên tăng trưởng doanh thu xuất khẩu và ván MDF để cải thiện biên lợi nhuận gộp.

Với việc Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, VNDirect kỳ vọng rằng ACG có vị thế tốt để nắm bắt các cơ hội xuất khẩu nhờ vào chất lượng sản phẩm đã được chứng minh và thành tích với các khách hàng lớn. Khoảng 50% hàng xuất khẩu của ACG đến Mỹ trong khi 50% còn lại chủ yếu đến Canada và Hồng Kông. Theo ban lãnh đạo, các khách hàng lớn như Walmart và Home Depot đánh giá cao chất lượng sản phẩm cũng như tốc độ giao hàng của ACG và do đó có kế hoạch tăng đơn đặt hàng của họ với ACG.

Ngoài xuất khẩu trực tiếp, ACG sẽ tăng cường xuất khẩu từ việc bán các tấm gỗ trang trí cho các nhà xuất khẩu địa phương khác sử dụng các tấm gỗ của ACG cho các bộ phận và đồ nội thất bằng gỗ của họ. VNDirect dự báo doanh thu xuất khẩu của ACG sẽ tăng trưởng kép với tốc độ 27.2% trong năm 2021-2025, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 60% doanh thu xuất khẩu của ACG trong năm 2022. Do đó, tỷ trọng đóng góp doanh thu xuất khẩu sẽ tăng từ 15% trong năm 2021 lên 18% năm 2025.

Nhìn chung, VNDirect kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 của ACG sẽ tăng trưởng lần lượt 38% và 30% so với năm 2021 nhờ doanh thu nội địa tăng 37.8% do nhu cầu bị dồn nén sau giãn cách xã hội. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu tăng 36.6% nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường nhà ở Mỹ.

Mặt khác, biên lợi nhuận gộp giảm 1.4 điểm % do tắc nghẽn chuỗi cung ứng dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu sẽ giảm 1.5 điểm % xuống 13.2% nhờ công nghệ bán hàng tối ưu hóa với Cabinet Pro.

Đối với năm 2023, VNDirect kỳ vọng doanh thu của ACG tăng 28% và lợi nhuận ròng tăng 29% nhờ nhà máy sản xuất gỗ MDF sẽ hoạt động 50% công suất, đạt 600 tỷ đồng do nhà máy dự kiến vận hành thương mại vào quý 3/2023. Doanh thu xuất khẩu cũng được dự báo tăng 28.7% do ACG tập trung mở rộng khách hàng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Biên lợi nhuận gộp sẽ tăng 0.8 điểm % nhờ lợi nhuận gộp tăng từ nhà máy gỗ MDF và giá nguyên liệu đầu vào giảm.

Với những dự báo trên, VNDirect khuyến nghị ACG khả quan với giá mục tiêu 88,800 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

PTB: Giá mục tiêu 98,300 đồng/cp

Theo CTCK Bản Việt (VCSC), CTCP Phú Tài (HOSE: PTB) sẽ có đợt gọi vốn 12 triệu USD ở mức 25,000 đồng/cp sau khi chia cổ tức cổ phiếu (35,000 đồng/cp trước khi chia cổ tức cổ phiếu). 22% số lượng cổ phiếu hiện hữu của công ty sẽ được phát hành với 20% thông qua phát hành quyền và 2% còn lại thông qua ESOP – cổ phiếu ESOP có thời gian hạn chế giao dịch là 3 năm.

Về hoạt động kinh doanh, đối với mảng gỗ nội thất, Ban lãnh đạo PTB chưa nhận thấy nhu cầu giảm do lĩnh vực nhà ở chững lại tại các thị trường phát triển - đặc biệt tại Mỹ - nhu cầu khách hàng của PTB vẫn ở mức cao so với đầu năm. PTB đã nhận được đơn đặt hàng để giao hàng đến hết tháng 9/2022. Ban lãnh đạo cũng báo hiệu có khả năng sẽ có bất ngờ tích cực về đơn hàng so với kế hoạch hiện tại cho mảng gỗ. Ngoài ra, biên lợi nhuận cải thiện so với cùng kỳ năm trước trong quý 1/2022 nhờ lợi thế kinh tế về quy mô, bù lại bị ảnh hưởng một phần nhờ việc PTB hỗ trợ giá bán cho khách hàng trong bối cảnh chi phí vận chuyển cao.

Trong khi đó, ở mảng kinh doanh đá, ngoài nhu cầu trong nước phục hồi chậm, PTB đã giải quyết những gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 về việc phê duyệt và xây dựng nhà máy đá thạch anh thứ hai của công ty. Về trữ lượng đá, mỏ đá Yên Bái của PTB đã tiếp tục khai thác, nhưng sẽ mất 1 đến 2 năm để PTB chạm đếm phần trữ lượng có giá trị thương mại lớn của mỏ đá này.

Còn với mảng bất động sản, Công ty đặt mục tiêu mở rộng quỹ đất tại tỉnh Bình Định. Dự án căn hộ thứ hai của Công ty nằm tại trung tâm Quy Nhơn và có thể bắt đầu mở bán vào đầu năm 2023, theo ban lãnh đạo. Đối với dự án đầu tiên của công ty - Phú Tài Residence - PTB dự kiến ghi nhận khoảng 30 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2022.

Sắp tới, PTB sẽ nỗ lực nâng mức trần sở hữu của nước ngoài (FOL) lên 49%. Trong các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của Công ty hiện bao gồm in ấn, có FOL là 25%. Do đó, Ban lãnh đạo có kế hoạch bỏ đi ngành nghề này trong tương lai.

Với tình hình các mảng kinh doanh và tỷ lệ đòn bẩy hiện tại, VCSC khuyến nghị giá mục tiêu của PTB là 98,300 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

---

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Nâng cao hiệu lực của Luật Chứng khoán (03/05/2022)

>   VNDirect: Định giá thị trường về mức thấp nhất trong 20 tháng (03/05/2022)

>   Chuyên gia lý giải nguyên nhân chính khiến thanh khoản toàn thị trường thấp kỷ lục (28/04/2022)

>   Góc nhìn 29/04: Hồi phục trước kỳ nghỉ lễ? (28/04/2022)

>   Những cơn bão đang đe dọa thị trường tài chính toàn cầu (03/05/2022)

>   Chứng khoán - muốn “tham lam” hãy chờ lửa được dập (28/04/2022)

>   Không thể bỏ qua yếu tố đạo đức nghề nghiệp (28/04/2022)

>   Góc nhìn 28/04: Tăng điểm với thanh khoản thấp? (27/04/2022)

>   Góc nhìn 27/04: Chưa đủ cơ sở khẳng định thị trường đã tạo đáy? (26/04/2022)

>   VinaCapital: Chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá hợp lý cho nhà đầu tư dài hạn  (26/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật