Thứ Ba, 10/05/2022 10:00

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 4 giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất Chính phủ yêu cầu các cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ số vốn ngân sách Trung ương (NSTƯ) còn lại phải có cam kết lộ trình giao kế hoạch cụ thể, rà soát, điều chỉnh ngay cho các dự án đầu tư công chuyển tiếp đủ điều kiện giao vốn.

Ảnh minh họa

Báo cáo của Bộ KH&ĐT chỉ ra rằng, vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 thanh toán các dự án đầu tư công đến hết tháng 4 là gần 95,800 tỷ đồng, đạt 18.48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, xấp xỉ cùng kỳ năm 2021 (đạt 18.65%). Trong đó, vốn trong nước và nước ngoài lần lượt đạt 19.57% và 3.25% kế hoạch.

Cụ thể, có 7 bộ và 8 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 25%. Một số bộ, địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội (91.12%), Ngân hàng Phát triển (59.64%), Bình Thuận (33.9%), Phú Thọ (33.4%).

Có 43/51 bộ và 28/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt dưới 17%; trong đó 17 bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân.

Nguyên nhân giải ngân chậm chủ yếu là do công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập. Các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền đến người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh mỗi một bộ, ngành, địa phương, dự án giải ngân chậm đều ảnh hưởng đến tỉ lệ giải ngân chung của cả nước. Yêu cầu đặt ra là các cấp, các ngành phải có trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, việc phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nên phải nhanh, hiệu quả và phải bảo đảm đúng pháp luật.

Tính đến nay, tổng số vốn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã có quyết định giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân trong năm 2022 là hơn 479,527 tỷ đồng, đạt 92.6% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch; số vốn chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là hơn 38,578 tỷ đồng, bằng 7.4% kế hoạch.

Căn cứ tình hình thực tiễn nêu trên, Bộ đề xuất một số giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Thứ nhất, đối với số vốn NSTƯ còn lại chưa phân bổ của 12 bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa phương, kiến nghị Chính phủ giao Bộ KH&ĐT có văn bản yêu cầu các cơ quan trên cam kết lộ trình giao kế hoạch cụ thể, rà soát, điều chỉnh ngay cho các dự án chuyển tiếp đủ điều kiện giao vốn; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để giao ngay được kế hoạch năm 2022.

Trường hợp không thực hiện được, có văn bản gửi Bộ KH&ĐT đề nghị điều chỉnh cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác có nhu cầu. Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thu hồi, điều chuyển cho bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác có nhu cầu trước ngày 30/6 của năm kế hoạch theo đúng quy định.

Đối với vốn ngân sách địa phương, theo quy định của Luật NSNN 2015, không thể điều chỉnh vốn ngân sách địa phương này cho các địa phương khác, Bộ KH&ĐT tư trình Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ dự thảo công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương này khẩn trương phân bổ vốn ngân sách địa phương năm 2022 cho các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các địa phương. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chậm phân bổ kế hoạch vốn.

Thứ hai, người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên…

Thứ ba, thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm triển khai trong năm 2022 để kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của các dự án để sớm hoàn thành, tạo động lực mới nhằm phát triển bền vững.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư như kiểm soát chi NSNN, hồ sơ thẩm định dự án, đơn rút vốn nhà tài trợ nước ngoài./.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Kỷ luật Thứ trưởng Bộ KHĐT, nguyên Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Võ Thành Thống (09/05/2022)

>   Những hiểu lầm về chính sách tiền tệ của NHTW tác động đến thị trường tài chính (09/05/2022)

>   Thủ tướng nói về 6 bài học rút ra từ việc "hồi sinh" dự án (09/05/2022)

>   Standard Chartered: RCEP sẽ giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch (06/05/2022)

>   Bộ Chính trị: Phấn đấu đến năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm 3-5 huyện lên quận (06/05/2022)

>   Đưa vốn đầu tư công vào nền kinh tế thế nào? (06/05/2022)

>   Phát triển kinh tế TP.HCM: Tìm nguồn lực cho hạ tầng giao thông (05/05/2022)

>   Làm gì để kinh tế tập thể ngày càng phát triển mạnh hơn, đúng đắn hơn? (04/05/2022)

>   Đề xuất các chủ trương, định hướng để hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai (04/05/2022)

>   IMF vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (04/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật