Thứ Hai, 16/05/2022 08:37

Ấn Độ bất ngờ cấm xuất khẩu lúa mì

Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mì vào thứ Bảy tuần trước – chỉ vài ngày sau khi nói rằng họ đang hướng tới mục tiêu lập kỷ lục số lượng bán ra trong năm nay - do đợt nắng nóng thiêu đốt làm giảm sản lượng và giá lúa mì trong nước chạm mức cao kỷ lục.

Tuy nhiên, Chính phủ cho biết họ vẫn sẽ cho phép xuất khẩu được hỗ trợ bằng thư tín dụng đã được phát hành và đến các quốc gia cần nguồn cung cấp “để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của họ”.

Động thái cấm bán lúa mì ra nước ngoài không phải là vĩnh viễn và có thể được sửa đổi, các quan chức chính phủ cấp cao nói trong một cuộc họp báo.

Người mua toàn cầu đang trông chờ vào nguồn cung từ nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới sau khi xuất khẩu từ khu vực Biển Đen sụt giảm từ khi Nga xung đột với Ukraine vào ngày 24/02. Trước khi có lệnh cấm, Ấn Độ đã đặt mục tiêu xuất khẩu kỷ lục là 10 triệu tấn trong năm nay.

Các quan chức nói thêm rằng không có sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng lúa mì trong năm nay, nhưng việc xuất khẩu không được kiểm soát đã dẫn đến việc tăng giá trong nước.

“Chúng tôi không muốn việc buôn bán lúa mì diễn ra theo cách không được kiểm soát hoặc việc tích trữ xảy ra”, Bộ trưởng Thương mại BVR Subrahmanyam nói với các phóng viên ở New Delhi.

Mặc dù không phải là một trong những nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, lệnh cấm của Ấn Độ có thể đẩy giá toàn cầu lên mức đỉnh mới do nguồn cung vốn đã thắt chặt, gây ảnh hưởng đặc biệt nặng nề đến người tiêu dùng nghèo ở châu Á và châu Phi.

“Lệnh cấm này gây sốc. Chúng tôi đã kỳ vọng sau hai đến ba tháng nữa Ấn Độ mới hạn chế xuất khẩu, nhưng có vẻ như con số lạm phát đã thay đổi ý định của Chính phủ”, đại lý của một công ty thương mại toàn cầu có trụ sở tại Mumbai cho biết.

Giá thực phẩm và năng lượng tăng đã đẩy lạm phát bán lẻ hàng năm của Ấn Độ lên gần mức cao nhất trong 8 năm vào tháng 4, củng cố kỳ vọng rằng Ngân hàng trung ương nước này sẽ tăng lãi suất mạnh hơn.

Giá lúa mì tại Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục, tại một số thị trường giao ngay chạm mức 25,000 rupee (320 USD)/tấn, cao hơn nhiều so với mức giá hỗ trợ tối thiểu của chính phủ là 20,150 rupee/tấn.

Chi phí nhiên liệu, nhân công, vận chuyển và đóng gói tăng cũng đang thúc đẩy giá bột mì ở Ấn Độ.

“Không chỉ riêng lúa mì. Việc tăng giá nói chung làm gia tăng lo ngại về lạm phát và đó là lý do tại sao chính phủ phải cấm xuất khẩu mặt hàng này. Đối với chúng tôi, đó là sự thận trọng cần thiết”, một quan chức cấp cao khác của chính phủ yêu cầu giấu tên cho biết.

Vụ mùa có sản lượng thấp hơn

Trong tuần này, Ấn Độ đã vạch ra mục tiêu xuất khẩu kỷ lục cho năm tài khóa bắt đầu từ ngày 01/04. Họ cho biết sẽ cử các phái đoàn thương mại đến các nước như Maroc, Tunisia, Indonesia và Philippines để tìm cách tăng số lượng bán hàng.

Hồi tháng Hai, Chính phủ dự báo sản lượng là 111.32 triệu tấn, vụ mùa thứ sáu liên tiếp đạt mức thu hoạch kỷ lục, nhưng trong tháng Năm đã cắt giảm dự báo trên xuống còn 105 triệu tấn.

Nhiệt độ tăng đột biến vào giữa tháng 3 có nghĩa là thay vào đó, vụ mùa có thể đạt khoảng 100 triệu tấn hoặc thậm chí thấp hơn, đại lý của một công ty thương mại toàn cầu có trụ sở tại New Delhi cho biết.

“Hoạt động thu mua của Chính phủ đã giảm hơn 50%. Các thị trường giao ngay đang nhận được nguồn cung thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Tất cả những điều này cho thấy một mùa vụ đạt sản lượng thấp hơn”, đại lý trên cho biết.

Được hưởng lợi từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 7 triệu tấn lúa mì trong năm tài khóa tính đến tháng 3, tăng hơn 250% so với năm trước.

“Giá lúa mì tăng khá vừa phải và giá của Ấn Độ vẫn thấp hơn đáng kể so với giá toàn cầu”, Rajesh Paharia Jain, một thương nhân ở New Delhi, cho biết.

“Giá lúa mì ở một số vùng của đất nước này đã tăng vọt lên mức hiện tại thậm chí vào năm ngoái, vì vậy động thái cấm xuất khẩu chỉ là một phản ứng tự nhiên”.

Bất chấp sự sụt giảm sản lượng và việc mua của Chính phủ thông qua Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI), Ấn Độ có thể đã xuất xưởng ít nhất 10 triệu tấn lúa mì trong năm tài khóa này, ông Jain cho biết.

Cho đến nay, FCI đã mua hơn 19 triệu tấn lúa mì từ nông dân trong nước, so với tổng lượng mua kỷ lục hồi năm ngoái là 43.34 triệu tấn. Công ty này mua ngũ cốc từ nông dân địa phương để thực hiện một chương trình phúc lợi lương thực cho người nghèo.

Không giống như những năm trước, nông dân thích bán lúa mì cho các thương lái tư nhân hơn, vì những người này đưa ra giá mua cao hơn mức cố định của Chính phủ.

Trong tháng 4, Ấn Độ đã xuất khẩu một lượng lúa mì kỷ lục là 1.4 triệu tấn và khoảng 1.5 triệu tấn khác sẽ được xuất khẩu trong tháng 5 theo các thỏa thuận đã được ký kết.

“Lệnh cấm của Ấn Độ sẽ làm tăng giá lúa mì toàn cầu. Hiện tại không có nhà cung cấp lớn nào trên thị trường”, một đại lý khác cho biết./.Enter your email to subscribe to the CNN Business Newsletter.

Nhã Thanh

FILI

Các tin tức khác

>   Trang trại treo chuồng vì giá thức ăn leo thang (13/05/2022)

>   Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra (10/05/2022)

>   Nguy cơ thiếu hụt trứng gia cầm, mỗi người chỉ mua 2 vỉ/ngày (07/05/2022)

>   Xuất khẩu cá tra tăng vọt, ngành thủy sản tiếp tục bội thu (06/05/2022)

>   Chi phí 'ăn mòn' giá lúa gạo (06/05/2022)

>   Tăng sức cạnh tranh cho gạo xuất khẩu sang Asean (04/05/2022)

>   Ứng phó với ‘bão giá’ phân bón bằng cách nào? (03/05/2022)

>   Giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ lập đỉnh mới (03/05/2022)

>   Những yếu tố nào ảnh hưởng lên giá cà phê? (03/05/2022)

>   Giá cua gạch tăng mạnh ở miền Tây (02/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật