Thứ Sáu, 29/04/2022 09:30

Dịch vụ 

VietBank: Củng cố nội lực, tăng sức cạnh tranh

Tận dụng các cơ hội để tăng tốc trong năm 2022, VietBank đảm bảo hài hoà 2 mục tiêu tăng trưởng bền vững - hiệu quả hợp lý. Đây là nền tảng vững chắc để ngân hàng bứt phá và gặt hái thêm nhiều trái ngọt trong năm nay.

Nhìn lại 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây sức ép nặng nề và thử thách sức chống chịu của các doanh nghiệp. Không ngoại lệ, hệ thống ngân hàng cũng đứng trước những khó khăn nhất định.

Song, đây đồng thời cũng là cơ hội để các nhà băng củng cố nội lực và khẳng định sức mạnh. Như tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB), nhờ vào nền tảng kinh doanh được xây dựng vững chắc, ngân hàng này vẫn ghi nhận những điểm “sáng” trong “năm COVID” khắc nghiệt.

Không ngừng củng cố nội lực

Năm 2021, VietBank đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận trước thuế đạt 640 tỷ đồng, tăng 150% so với năm 2020. Tổng tài sản của nhà băng ở mức 103,377 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2020; tổng huy động đạt 74,398 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 56,678 tỷ đồng, hoàn thành 94.5% kế hoạch năm 2021; kiểm soát nợ quá hạn ở mức 2.25% tổng dư nợ và các hệ số an toàn hoạt động được bảo đảm.

Trong năm nay, VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1,090 tỷ đồng, tăng 71.4% so với năm 2021; tổng tài sản đạt trên mức 130,000 tỷ đồng và nằm trong nhóm 15 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống; tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu mở rộng thị phần, tăng trưởng quy mô tổng tài sản cả về chất và lượng.

Đối với kế hoạch tăng vốn điều lệ, VietBank dự kiến tăng vốn thêm hơn 1,000 tỷ đồng thông qua phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 21%. Sau khi hoàn tất việc tăng vốn, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ đạt 5,779 tỷ đồng. Toàn bộ số vốn tăng thêm được dự kiến sử dụng toàn bộ cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đảm bảo các tỷ lệ an toàn toàn trong hoạt động sinh lời cho hoạt động kinh doanh VietBank.

Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông 2022 được tổ chức ngày 26/04 vừa qua, ông Dương Nhất Nguyên – Chủ tịch HĐQT VietBank cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp trọng tâm trên cơ sở đồng lòng, nhất trí trong toàn hệ thống, phát huy cao nhất sức mạnh của sự tập trung để tiếp tục bứt phá, hoàn thành những mục tiêu năm 2022 và góp phần thực thi thành công chiến lược  đến năm 2025 là “Thay đổi để phát triển”. 

Đón đầu xu thế bán lẻ, đẩy mạnh số hoá

Để hoàn thành mục tiêu trên, VietBank tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ. Bởi, đây là xu hướng tất yếu, là chiến lược phát triển giúp các ngân hàng đa dạng nguồn thu, giảm thiếu rủi ro hoạt động và đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Trong đó, công nghệ số được coi là yếu tố then chốt để bứt phá và giành chiến thắng trong cuộc đua này.

Giữ vững ưu thế, VietBank không ngừng tăng cường trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng bằng việc triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại, đa tiện ích trên nền tảng công nghệ số, kết hợp số hoá quy trình, cải tiến các chính sách, cơ chế chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Ngoài những chương trình cho vay đặc thù, sản phẩm dịch vụ truyền thống, VietBank còn xây dựng tương tác với các hệ sinh thái, ứng dụng công nghệ và phát triển các sản phẩm kinh doanh trực tuyến.

Ngân hàng cũng tập trung xây dựng tiện ích và sử dụng dịch vụ ngân hàng số, như: phát triển đối tác, đặc biệt trong thanh toán các dịch vụ thiết yếu (hóa đơn, điện, nước…), đồng thời, liên kết/phối hợp với các công ty công nghệ lớn và các công ty Fintech… để gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng.

Đây sẽ là những nền tảng quan trọng giúp VietBank tiến nhanh trong phân khúc thị trường ngân hàng bán lẻ thời gian tới, hướng đến mục tiêu ngân hàng số.

Tăng cường phòng thủ rủi ro

Trong bối cảnh cuộc đua số hóa ngày càng khốc liệt, VietBank đặc biệt chú trọng đến “hàng phòng vệ” bằng việc thiết lập hệ thống quản trị rủi ro. Bộ đệm này đã được VietBank đầu tư, xây dựng nền móng vững chắc. Ngay từ đầu năm 2019, ngân hàng đã chủ động triển khai hệ thống tính toán tài sản có rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II. Đến tháng 11/2019, ngân hàng chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng Basel II trước thời hạn vào tháng 11/2019.

Cũng trong năm 2019, VietBank ghi nhận dấu ấn chuyển mình bằng việc đầu tư vào hệ thống phần mềm lõi (Core banking) của Finastra - đối tác đã triển khai thành công cho nhiều ngân hàng lớn trên thế giới và tại Việt Nam. Đây được xem là một trong những dự án Core được đầu tư ngân sách lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Dự án này mang lại sự thay đổi mang tính chiến lược và toàn diện đối với VietBank. Theo đó, tất cả nền tảng công nghệ, các mảng nghiệp vụ khác được đưa vào tạo thành một hệ thống lớn, giúp cho bộ máy quản trị điều hành nội bộ của ngân hàng được tốt hơn, đầy đủ hơn.

VietBank còn là một trong 7 ngân hàng tiên phong cùng NAPAS ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng nội địa và thẻ trả trước nội địa, thay thế cho các loại thẻ từ bảo mật kém hơn trước đây. Cùng với đó, công nghệ bảo mật thông tin chủ thẻ mạnh nhất hiện nay là PCI/DSS cũng đang được VietBank sử dụng để phát triển hệ thống thẻ.

Luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 vừa được tổ chức mới đây, VietBank còn cho biết thời gian tới sẽ lựa chọn những đối tác tránh rủi ro, cũng như giảm sử dụng vốn vào các ngành nghề nhiều rủi ro.

Việc thiết lập nền tảng cơ sở về quản trị rủi ro trong giai đoạn vừa qua là bước tạo đà vững chắc, là cơ sở quan trọng để ngân hàng tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tới. Từ đó, mang đến những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng thời hiện đại.

Mới đây, VietBank vinh dự nhận danh hiệu Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam 2022 do Vietnam Report và Vietnamnet tổ chức đánh giá. Danh hiệu ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu và hiệu quả kinh doanh ổn định của VietBank trong 5 năm vừa qua. Trong đó có tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, huy động, cho vay, doanh thu, lợi nhuận sau thuế… cũng như vị thế của VietBank trong ngành ngân hàng Việt Nam.

VietBank còn được các tổ chức uy tín vinh danh là: “Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam”, “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2020”; “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu” và “Triển khai công nghệ ngân hàng lõi tốt nhất năm 2020", "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tin và dùng 2020"; “Giải thưởng thương hiệu mạnh năm 2021”.

FILI

Các tin tức khác

>   VIB tăng trưởng tích cực trên nền tảng quản trị rủi ro vững mạnh (29/04/2022)

>   VietABank: Thu khác tăng đột biến, lãi trước thuế quý 1 gấp 2.7 lần (28/04/2022)

>   VPBank huy động thành công khoản vay hợp vốn quốc tế trị giá 600 triệu USD (28/04/2022)

>   Nam A Bank báo lãi trước thuế quý 1 tăng 40% (28/04/2022)

>   MB báo lãi trước thuế quý 1/2022 gần 5,910 tỷ đồng, tăng 29% (28/04/2022)

>   Đề xuất quy định mới về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các TCTD (28/04/2022)

>   ĐHĐCĐ LPB: Mục tiêu lợi nhuận tăng 32%, tăng vốn lên gần 21,250 tỷ đồng (28/04/2022)

>   ACB báo lãi trước thuế quý 1/2022 tăng 33% (27/04/2022)

>   ĐHĐCĐ Nam A Bank: Lên kế hoạch niêm yết, tăng vốn lên 10,564 tỷ đồng (29/04/2022)

>   Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á sắp hầu tòa vụ án thứ 3 (27/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật