Thứ Sáu, 15/04/2022 12:00

Dịch vụ 

Trúng thầu hợp đồng lớn, VPG đặt kế hoạch doanh thu 8,621 tỷ đồng, tăng 123% so 2021

Sau một năm đạt kết quả kinh doanh kỷ lục, Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (Việt Phát Group, HOSE: VPG) tiếp tục trình Đại hội cổ đông thường niên 2022 kế hoạch kinh doanh bứt phá với doanh thu 8,621 tỷ đồng, tăng 123% so với thực hiện 2021.

Chiến lược kinh doanh “bứt phá”

Trước tình hình biến động khó lường tình hình vĩ mô trong và ngoài nước cùng giá năng lượng thế giới, Công ty đã chủ động ký hợp đồng lớn với các đối tác nước ngoài nhằm ổn định sản xuất đáp ứng nguồn cung cho các đối tác lớn đã ký hợp đồng. Năm 2021, VPG đặt kế hoạch doanh thu 3,000 tỷ đống. Năm 2022, VPG dự kiến đem về 8,621 tỷ đồng doanh thu, tăng 123% so với thực hiện năm 2021.

Về cơ cấu doanh thu dự kiến 2022, quặng sắt ước đạt 745,000 tấn - tương đương 1,672 tỷ, than cốc đạt 226,000 tấn - tương đương 3,329 tỷ đồng, than nhiệt 1.05 triệu tấn - tương đương 3,320 tỷ đồng, còn lại gồm thép xây dựng và phôi thép.

Để thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2022, tháng 12 vừa qua, Công ty đã ký với đối tác 24,000 tấn than cốc và 400,000 tấn quặng sắt. Tại thời điểm đó, giá quặng sắt khoảng 104 USD/T, hiện khoảng 160 USD/T - tăng hơn 50%. Giá than cốc cũng tương tự tăng 50% so với tháng 12/2021. Dự kiến sẽ đem lại doanh thu lớn cho 6 tháng đầu năm 2022.

Theo tài liệu cổ đông, chiến lược 02 năm tới, công ty sẽ là đơn vị ngoài quốc doanh đi đầu trong lĩnh vực cung cấp than nhiệt cho các nhà máy xi măng và nhà máy nhiệt điện. Trong vòng 05 năm tới, Công ty sẽ triển khai đầu tư nhà máy sản xuất hợp kim nhôm – nguyên liệu chính phục vụ cho các ngành công nghệ cao như sản xuất linh kiện ô tô và linh kiện điện tử khác.

Vượt mục tiêu lợi nhuận 2021

Kết thúc năm 2021, VPG ghi nhận doanh thu thuần gần 3,864 tỷ đồng và lãi ròng 421 tỷ đồng, lần lượt vượt 66% và 376% so với thực hiện năm 2020. Biên lãi gộp của doanh nghiệp cũng cải thiện đáng kể từ 12.6% lên 17.4%, nhờ giảm mạnh giá vốn.

Năm 2021, VPG lên kế hoạch doanh thu thuần đạt 3,000 tỷ đồng và lãi sau thuế 150 tỷ đồng. So với kế hoạch này, VPG đã vượt 29% mục tiêu doanh thu và vượt 180% mục tiêu lợi nhuận được cổ đông giao phó.

Hiện nay, Việt Phát đang là nhà cung cấp đầu vào quan trọng quặng sắt, than cốc luyện kim cho các nhà máy lớn như CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương, CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất, CTCP Luyện Kim Đen Thái Nguyên, CTCP Xây lắp điện I; đồng thời là nhà cung cấp than nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép lớn như CTCP Gang thép Thái Nguyên, CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương,...

Trúng thầu “siêu dự án” cung cấp than cho Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

Ngày 17/03/2022, Chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Ban Quản lý dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1 (bên mời thầu) vừa công bố đã lựa chọn được nhà thầu thực hiện Gói thầu Cung cấp nhiên liệu than cho quá trình vận hành thương mại Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 năm 2022. Theo đó, Liên danh CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát - CTCP Khoáng sản Đan Ka - Công ty SUEK AG trúng thầu với giá 11,965.3 tỷ đồng. Đại diện công ty cho biết than cung cấp cho quá trình vận hành thương mại Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 năm 2022 được nhập từ Indonesia nên không bị tác động bởi cuộc xung đột giữa Nga – Ucraina.

Việc trúng gói thầu lớn mở ra cơ hội cho Công ty hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận bứt phá năm 2022. Đồng thời tạo tiền đề để công ty đẩy mạnh cung cấp than nhiệt cho các công ty nhiệt điện than ở nước ta.

Đẩy mạnh đầu tư mở rộng lĩnh vực bất động sản công nghiệp

Tại Hải Phòng, VPG đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cảng thủy nội địa đến UBND để triển khai Dự án đầu tư xây dựng khu cảng thủy nội địa và bến bãi hậu cần tại đất bãi sông thuộc quy hoạch Cụm công nghiệp Đò Nống tại xã Lê Thiện, huyện An Dương. Dự án có diện tích 46.8 ha với tổng mức đầu tư dự kiến 660 tỷ đồng.

Tiếp tục với một dự án cảng, VPG dự kiến đầu tư 419 tỷ đồng để thực hiện Dự án Cảng thủy nội địa Việt Phát tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, với tổng quy mô vào khoảng 9.75 ha. Dự án được xây dựng nhằm mục đích trở thành điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, đồng thời là điểm kinh doanh vật liệu xây dựng.

Khi các dự án Bất động sản công nghiệp của Công ty đi vào hoạt động sẽ đóng góp rất lớn vào hoạt động kinh doanh cho công ty như kho bãi, cầu cảng và cho thuê BĐS Công nghiệp. Việc đó sẽ tạo đà tăng trưởng bền vững về doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới. 

FILI

Các tin tức khác

>   SCS: BCTC Quý 04.2019 (20/01/2020)

>   ACS: Giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ (15/04/2022)

>   UIC: Nghị quyết HĐQT về việc tuyển dụng và bổ nhiệm Phó Giám đốc (15/04/2022)

>   SGT: Báo cáo thường niên năm 2021 (15/04/2022)

>   HLY: Nghị quyết Hội đồng quản trị (15/04/2022)

>   ACS: Báo cáo tài chính năm 2021 (Công ty mẹ) (15/04/2022)

>   ACS: Báo cáo tài chính năm 2021 (15/04/2022)

>   DCM dự kiến lợi nhuận 2022 đi lùi 72% (15/04/2022)

>   DRL: Nghị quyết HĐQT về kết quả thực hiện kế hoạch SXKD quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh quý 2/2022 (15/04/2022)

>   ĐHĐCĐ LDG lần 1 bất thành (15/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật