Thứ Năm, 14/04/2022 08:00

Dịch vụ 

Tín chấp nước ngoài: Con đường giải bài toán vốn cho ngành chứng khoán nếu nguồn tiền nội siết lại

Với không ít nhà đầu tư, ba nghiệp vụ phổ biến nhất của công ty chứng khoán (CTCK) là môi giới, cho vay margin và hoạt động tự doanh. Khi thị trường phát triển, các hoạt động này mang về hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận cho một công ty chứng khoán. Để đạt được kết quả trên, các CTCK đẩy mạnh huy động vốn, trong đó có kênh huy động vốn nước ngoài.

Kết quả kinh doanh các nghiệp vụ của SSI năm 2021
Nguồn: BCTC SSI

Phân tích sâu về báo cáo tài chính của CTCK lớn nhất thị trường là SSI, trong năm 2021, ba mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho công ty là môi giới và dịch vụ khách hàng (bao gồm môi giới, cho vay kỹ quỹ, tư vấn đầu tư và lưu ký), tự doanh và kinh doanh nguồn vốn.

Năm 2021, lợi nhuận từ môi giới và dịch vụ khách hàng của SSI dẫn đầu thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 1,870 tỷ đồng. Đây cũng là mảng đem lại lợi nhuận lớn nhất trong công ty, theo sau là tự doanh (982.5 tỷ đồng) và kinh doanh nguồn vốn (463.3 tỷ đồng).

So sánh với báo cáo tài chính của năm 2020 cho thấy SSI đã khá thành công trong việc đón thời cơ “dòng tiền F0” bùng nổ. Lợi nhuận từ hoạt động môi giới và dịch vụ khách hàng năm 2021 đã vượt xa mảng tự doanh trong khi năm 2020 chỉ bằng 2/3. Kết quả này có được một phần không nhỏ đến từ việc tiếp cận được nguồn vốn lớn. Quan sát hoạt động của SSI trong 2 năm trở lại đây thấy rằng công ty đã tích cực trong việc nâng quy mô vốn thông qua ba nguồn chính gồm vốn góp chủ sở hữu, tái đầu tư từ lợi nhuận kinh doanh và huy động vốn từ các định chế tài chính.

Làm rõ hơn về huy động vốn từ các định chế tài chính, các công ty chứng khoán nằm trong hệ sinh thái của các ngân hàng hay có liên quan chặt với các ngân hàng trong nước được lợi nhờ dòng vốn dồi dào. Số khác chọn phương án gọi vốn trên thị trường quốc tế.

Theo quan sát, SSI là một trong những đợt vị huy động vốn quốc tế mạnh nhất trong ngành hai năm trở lại đây. Liên tiếp những hợp đồng lớn nhất trong ngành với quy mô hàng trăm triệu USD được công bố. Hệ quả là, dòng vốn lớn với chi phí hợp lý đã giúp công ty đạt được những thành quả như phân tích bên trên.

Đáng chú ý hơn, tại thời điểm này khi dòng vốn nội từ các ngân hàng có tín hiệu siết vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, huy động vốn ngoại nhiều khả năng được đẩy mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Câu hỏi được đặt ra là bộ phận nào với vai trò “bà đỡ mát tay” trong các thương vụ gọi vốn ngoại khủng? Theo tìm hiểu, các “deal” lớn với các định chế tài chính quốc tế của SSI đều được thu xếp bởi khối Dịch vụ Ngân hàng đầu tư (Investment Banking – IB) của chính công ty chứng khoán này.

Gần đây nhất, IB SSI giữ vai trò kết nối và thu xếp khoản tín chấp 148 triệu USD của công ty với nhóm UBOT và Taishin. Trước đó, khối này đều thu xếp khoản vay lớn nhất trong ngành chứng khoán giữa SSI với nhóm định chế tài chính nước ngoài.

Tìm hiểu về hoạt động ngân hàng đầu tư, khối này không chỉ giữ vai trò hỗ trợ huy động vốn cho công ty mà còn cung cấp loạt dịch vụ cho các tổ chức niêm yết trên thị trường như dịch vụ thị trường vốn (ECM), thị trường nợ (DCM), tư vấn M&A và tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Với từng chiến lược riêng, khối IB của mỗi đơn vị sẽ tạo thế mạnh trong từng mảng riêng, có thể là huy động vốn cho chính công ty hay các deal tư vấn bên ngoài. Với ngành chứng khoán, câu chuyện phân hóa mạnh trong cuộc đua gọi vốn quốc tế được truyền thông nhắc đến nhiều lần. Quan điểm từ những người quan sát, đáp số của bài toán có thể đến từ hoạt động IB.

Bối cảnh nhu cầu vốn nhà đầu tư vẫn ở mức cao đã gia tăng áp lực tìm kiếm nguồn vốn mới. Khi hoạt động xuyên biên giới như IPO, tư vấn đầu tư, chào bán chiến lược vẫn phần nào chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, khi đó chính bộ phận IB lại góp phần đáng kể trong việc giải bài toán về vốn của chính các công ty chứng khoán.

Nếu nhìn trực diện vào những thương vụ gọi vốn ngoại thành công của các công ty chứng khoán, việc thiếu vắng đi “bà đỡ” – Khối ngân hàng đầu tư (IB) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn ngoại chảy vào các công ty.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   HBC: bổ sung nội dung báo cáo tình hình quản trị công ty (Năm 2020) (13/04/2022)

>   EVF: Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2021 và phương án tăng vốn điều lệ (13/04/2022)

>   HBC: Bổ sung nội dung báo cáo tình hình quản trị công ty (Kỳ 6 tháng năm 2020) (13/04/2022)

>   HBC: Bổ sung nội dung báo cáo tình hình quản trị công ty (Kỳ 6 tháng năm 2021) (13/04/2022)

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (14/04/2022) (13/04/2022)

>   HBC: bổ sung nội dung báo cáo tình hình quản trị công ty (Năm 2021) (13/04/2022)

>   CRC: Quy chế quản trị công ty (13/04/2022)

>   TTN: Báo cáo thường niên 2021 (13/04/2022)

>   GIL: Nghị quyết HĐQT về việc giải thể Tiểu ban KTNB, thành lập Ủy Ban KTNB trực thuộc HĐQT (13/04/2022)

>   L10: Báo cáo thường niên năm 2021 (13/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật