Thứ Sáu, 29/04/2022 09:27

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2022: Điểm sáng vẫn là công nghiệp chế biến, chế tạo

Sản xuất công nghiệp tháng 4 ước tính tăng 2% so với tháng trước và tăng 9.4% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 đã được kiểm soát, các doanh nghiệp chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của sản xuất công nghiệp trong nước

 

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2022 ước tính tăng 2% so với tháng trước và tăng 9.4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 11.3%; sản xuất và phân phối điện tăng 2.8%; ngành khai khoáng tăng 2.3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0.4%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 9.5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 8.3% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12.1%), đóng góp 6.5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6.6%, đóng góp 0.6 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 2.6%, đóng góp 0.4 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1.1%.

Chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm 2022 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước và có mức tăng cao hơn cùng kỳ năm 2019 (năm chưa có dịch COVID-19): Sản xuất trang phục tăng 20.1% (cùng kỳ năm 2019 tăng 7.9%); sản xuất thiết bị điện tăng 19.1% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9.2%); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 13.2% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10.9%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 12.8% (cùng kỳ năm 2019 tăng 3.9%), sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 12.8% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8.3%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 11.1% (cùng kỳ năm 2019 giảm 3.4%); in, sao chép bản ghi các loại tăng 10.6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 13.1%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9.8% (cùng kỳ năm 2019 tăng 2.4%); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9.7% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8.8%).

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 12.9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 11.5%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 8.3%; khai khoáng khác giảm 4%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 3.3%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 1.7%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Bột ngọt và linh kiện điện thoại cùng tăng 21.5%; thép thanh, thép góc tăng 15.2%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 13.5%; phân u rê tăng 13.2%; Alumin tăng 12.7%; quần áo mặc thường tăng 12.3%; ô tô tăng 12%; thủy hải sản chế biến tăng 11.3%; sữa tươi tăng 9.7%; thép cán tăng 9.6%; than sạch tăng 9.3%.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Tivi giảm 18.9%; điện thoại di động giảm 9.9%; xăng, dầu giảm 9.7%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 9.1%; thức ăn cho thủy sản giảm 8.4%; sắt, thép thô giảm 5.8%; sơn hóa học giảm 2.6%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 2.1%; dầu mỏ thô khai thác giảm 1.1%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/4/2022 tăng 1.3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3.9% so với cùng thời điểm năm trước. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0.3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1.8% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1.4% và tăng 4.3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 0.7%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải không đổi và tăng 1.8%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Vụ xử nguyên Chủ tịch Saigon Co.op: Cựu công an lĩnh 6 năm tù vì làm lộ bí mật điều tra (29/04/2022)

>   WB đánh giá tác động của RCEP đối với Việt Nam (28/04/2022)

>   Doanh nghiệp logistics nội đông nhưng nhỏ (28/04/2022)

>   Tham nhũng vặt, doanh nghiệp 'sân sau' vẫn nhức nhối (28/04/2022)

>   Việt Nam thu hút gần 11 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm (28/04/2022)

>   'Đánh chuột' chứng khoán, trái phiếu FLC, Tân Hoàng Minh sẽ không có chuyện 'vỡ bình' (27/04/2022)

>   Đưa các vụ FLC, Tân Hoàng Minh vào diện Ban chỉ đạo Trung ương theo dõi (27/04/2022)

>   Hội đồng thẩm định thông qua dự thảo Quy hoạch Điện VIII (27/04/2022)

>   Khai trừ Đảng ông Diệp Dũng, nguyên Chủ tịch Saigon Co.op (26/04/2022)

>   Chi 1.400 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 13 nối TPHCM - Bình Dương lên 8 làn xe (26/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật