Thứ Bảy, 30/04/2022 14:43

Quyền tiếp cận thông tin: Đã có luật nhưng vẫn phải 'đi đòi'

Tuần qua, vụ kiện đầu tiên về quyền tiếp cận thông tin của công dân đã được đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Khánh Hòa. Theo tòa án, do UBND tỉnh này đã thu hồi văn bản từ chối cung cấp thông tin nên “đối tượng kiện không còn” nên tòa không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tuy nhiên, hai vấn đề cốt lõi của vụ kiện: Nguyên đơn có quyền tiếp cận thông tin họ yêu cầu hay không và trả lời của Văn phòng UBND về lý do từ chối có đúng với Luật Tiếp cận thông tin hay không đã không được làm rõ tại phiên tòa hôm 20-4.

Vụ việc tóm tắt như sau: Năm 2000 gia đình ông Nguyễn Văn Bình bị UBND các cấp tại tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thu hồi đất, giao cho Công ty Hoàn Cầu thực hiện dự án du lịch. Cho rằng việc thu hồi đất này trái quy định pháp luật, ông Bình khiếu nại suốt 20 năm qua chưa được giải quyết thỏa đáng.

Tháng 4-2020, ông Bình có phiếu yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa cung cấp thông tin, trong đó có Giấy chứng nhận đầu tư sân golf do tỉnh cấp cho Công ty Hoàn Cầu, để có tài liệu, thông tin cung cấp cho cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại. Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa ký văn bản thông báo không thể cung cấp các thông tin cho ông Bình do “việc cung cấp Giấy chứng nhận đầu tư sân golf của Công ty Hoàn Cầu xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp”.

Không đồng ý, ông Bình khởi kiện, đề nghị tòa tuyên hủy văn bản trên của Chủ tịch tỉnh, đồng thời buộc UBND tỉnh phải cung cấp thông tin cho công dân theo quy định pháp luật. Trong quá trình tòa giải quyết vụ kiện, tháng 12-2021, Chủ tịch Khánh Hòa đã ra quyết định thu hồi văn bản bị kiện với lý do “chưa phù hợp về hình thức”, đồng thời yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh giải quyết việc cung cấp thông tin cho ông Bình theo quy định.

Đến ngày 14-1-2022, Văn phòng UBND tỉnh ra thông báo tiếp tục từ chối ông Bình bởi các thông tin ông yêu cầu cung cấp được tạo ra trước ngày Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định 13/2018 của Chính phủ có hiệu lực.

Qua vụ kiện này, có thể thấy dù đã có đầy đủ luật và nghị định quy định chi tiết để quyền tiếp cận thông tin của người dân có đầy đủ cơ sở pháp lý nhưng việc tiếp cận trên thực tế chưa dễ dàng. Trong trường hợp nêu trên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi văn bản từ chối nhưng thông tin mà người dân yêu cầu xem vẫn không được cung cấp.

Theo Luật Tiếp cận thông tin thì người dân được quyền tiếp cận rộng rãi với các thông tin do nhà nước thu thập, trừ một số lĩnh vực bí mật mới bị hạn chế, như: Thông tin thuộc bí mật nhà nước, thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Chỉ khi những thông tin này được giải mật, công dân mới được tiếp cận.

Ngoài ra công dân cũng không được tiếp cận thông tin nếu việc tiếp cận gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về các cuộc họp nội bộ của cơ quan; các tài liệu do cơ quan soạn thảo cho công việc nội bộ.

Rõ ràng đối chiếu với quy định này thì cơ sở từ chối cung cấp thông tin cho ông Nguyễn Văn Bình không nằm trong phạm vi bị từ chối. Tiếc là vấn đề cốt lõi về luật mà lẽ ra phiên tòa nói trên phải giải quyết thì đã bị bỏ qua. Thiết nghĩ, Luật Tiếp cận thông tin đã có, các văn bản hướng dẫn cũng có rồi, cần tạo điều kiện để người dân sử dụng quyền tiếp cận thông tin của mình. Có như thế pháp luật mới đi vào cuộc sống được.

Năm 2016: Quốc Hội ban hành Luật Tiếp cận thông tin. Năm 2018: Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2018/NĐ-CP “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin”.

Song Nghi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Chuyên gia “mách nước” kênh đầu tư nhân đôi lợi nhuận với khoản tích lũy 700 triệu (04/05/2022)

>   Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhận lương 200 – 800 triệu đồng/tháng (28/04/2022)

>   Trung tướng Tô Ân Xô: Bộ Công an đang rà soát đối tượng tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng môi trường đầu tư (21/04/2022)

>   Thao túng tâm lý khách hàng – tinh vi và khó xử phạt! (18/04/2022)

>   Bắt đối tượng lôi kéo đầu tư tiền ảo để chiếm đoạt tài sản (16/04/2022)

>   'Bóc' thủ đoạn những kẻ tung tin giả lên mạng xã hội (16/04/2022)

>   Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố Giám đốc Gold Time Nguyễn Khắc Đồi (14/04/2022)

>   Australia phạt tù các chuyên gia tài chính tự xưng, không bằng cấp (14/04/2022)

>   Thủ đoạn tinh vi của đường dây tổ chức đánh bạc hơn 87.000 tỷ đồng (14/04/2022)

>   Livestream đặt lệnh Bitcoin, thanh niên Hàn Quốc mất ngay 450.000 USD (12/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật