Thứ Hai, 04/04/2022 11:25

Mòn mỏi chờ hàng online

Nhiều người dân sống ở TP.HCM và các thành phố khác ngao ngán trước cảnh đơn hàng không thể tiếp tục được giao hoặc tạm ngưng giao do thời gian chờ kiểm duyệt kéo dài.

“Riết rồi tới bàn thờ ông Thần tài, Thổ địa, tôi cũng lên ứng dụng mua sắm mà đặt. Ngộ cái là nó cũng bán luôn”, chị Thảo Nguyên (27 tuổi, ngụ đường Tôn Đản, quận 4) bật cười thừa nhận bản thân là tín đồ của mua hàng trên mạng.

Nhưng một tháng trở lại đây, chị luôn trong trạng thái bức bối. Hỏi ra mới biết hơn 20 đơn hàng từ mỹ phẩm đến quần áo, giày dép,… của chị đều đang kẹt, chưa về tay.

Đơn hàng tắc biên

Tần suất “chốt đơn” của người phụ nữ này được xếp vào dạng cực cao. Trung bình mỗi ngày, chị nhận 5-10 kiện hàng từ các shipper. Danh bạ của Thảo Nguyên lưu một loạt số điện thoại của nhân viên giao hàng từ các sàn như L., S.,...

Tổng kết vào cuối năm 2021, chị tốn hơn 150 triệu đồng cho các sàn thương mại điện tử. Con số này chưa tính những đơn chị đặt chung với bạn cùng phòng.

“Vì tính chất công việc bán hàng trên mạng nên tôi thường hay lướt từ shop này sang shop kia để tham khảo. Lâu dần thấy mua trên đây tiện hơn, lại còn có thể áp mã giảm giá”, Thảo Nguyên bộc bạch.

“Đơn hàng không thể tiếp tục giao đến bạn vì thời gian chờ kiểm duyệt kéo dài tại Hải quan do tình trạng tắc biên”, dòng thông báo từ ứng dụng thương mại điện tử gửi cho Thảo Nguyên vào chiều 1/4.

chờ hàng online vì tắc biên ảnh 1

Đơn đặt từ trước ngày 3/3, đến nay đã bị hủy. Ảnh: NVCC.

Chưng hửng xen lẫn thất vọng là cảm xúc của Thảo Nguyên ngay lúc này. Theo chị, không chỉ một mà 5 đơn nữa của chị cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhắn tin cho chủ shop, người này cho biết rất nhiều đơn hàng khác cũng đang bị “tắc biên”. Họ chỉ đành hứa với Thảo Nguyên sẽ giảm giá cho chị 10% trong đơn hàng tiếp theo.

“Tôi mua hàng trên mạng vì tin tưởng vào dịch vụ chuyển phát nhanh chóng, tiện ích thanh toán trực tuyến gọn lẹ. Nếu các sàn thương mại điện tử không giải quyết được những vấn đề này thì tôi khó mà sử dụng lâu dài”, chị cho biết.

Sau khi chia sẻ câu chuyện của mình trên trang cá nhân, chị Thảo Nguyên nhận về nhiều bình luận đồng cảm. Độc giả tên Minh Ngọc cho biết bản thân đặt hàng từ giữa tháng 2 đến nay vẫn cứ thấy "đã xuất kho Thẩm Quyến".

"Không biết mất hàng chưa hay như nào nhưng rõ ràng là tôi không còn nhu cầu dùng nữa rồi!", Minh Ngọc bày tỏ sự thất vọng đối với ứng dụng giao hàng.

Chờ đợi hay từ bỏ?

Ngày hội săn sale với số lượng lớn mã giảm giá, số sản phẩm khuyến mãi nhiều là cơ hội để mua đồ tích trữ với giá rẻ hoặc giá bỏ sỉ. Lấy ví dụ Lễ độc thân 11/11, không ít người dùng chia sẻ trên Facebook rằng họ đã thức đến 2-3h sáng để săn mã giảm giá. Chuyện “chốt” vài chục cho đến cả trăm đơn hàng trong một đêm cũng không còn là chủ đề mới mẻ.

Ái Linh (24 tuổi, ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một “nhân chứng sống”. Chị đạt cột mốc thành viên kim cương của ứng dụng S., tương ứng khoản chi tiêu hơn 20 triệu đồng/tháng vào đầu năm 2022.

“Cái tính tôi mặc đồ một lần chụp ảnh rồi thôi nên nhà đâu đâu cũng là quần với áo. Nếu ‘chơi’ đồ hiệu thì không biết bao nhiêu tiền cho đủ nên cứ săn đồ trên mạng”, Ái Linh kể.

Nhiều món còn nguyên tem mác, Ái Linh bán lại với giá bằng 1/3 giá ban đầu. Tất cả đều phục vụ mục đích chụp hình “sống ảo” của chị.

chờ hàng online vì tắc biên ảnh 2

Đơn hàng giao liên quận đến đúng hẹn khiến Ái Linh hài lòng. Ảnh: NVCC.

Cũng như Thảo Nguyên, 3 đơn hàng đặt từ tháng 2 của Ái Linh vẫn chưa có dấu hiệu “cập bến”. Rút kinh nghiệm, từ đầu tháng 4, chị chỉ đặt chuyển phát nhanh trong 24h với các sản phẩm từ những cửa hàng tại địa bàn thành phố Hà Nội.

Là chủ một shop bán trang sức và túi xách, Ngô Kiều Oanh (27 tuổi, ngụ đường Lê Văn Sỹ, quận 3) thường nhập sỉ các dụng cụ theo kiện để có giá tốt nhất.

Song, từ đầu tháng 3, hầu hết cửa khẩu biên giới với Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn đưa ra thông báo chưa thể khai thông và tiếp tục kéo dài trạng thái ngừng tiếp nhận. Điều này gây nên tình trạng ùn tắc hàng hóa.

Chỉ trong thời gian ngắn, chị Kiều Oanh bị mất 3 kiện hàng. Dù đã thanh toán trước đó, chị được hãng hoàn tiền khi đưa ra thông báo “hủy đơn”.

Những ngày này, chị làm không kịp để bán. Theo nhân vật chủ shop, việc kinh doanh của chị trở nên khởi sắc nhờ bước vào mùa hè, nhiều người có nhu cầu đi du lịch và sắm sửa đồ mới hơn.

“Bên tôi kẹt nhiều kiện từ tháng 2 đến giờ chưa về. Nhưng mới đây tôi thấy ứng dụng báo hàng đã xuất kho đi qua hải quan, mong rằng sang tuần là giao kịp chứ khách tôi hối lắm rồi”, chị Oanh bộc bạch.

Hoàng Nguyễn

ZING

Các tin tức khác

>   Tuần tới bắt đầu cấp hộ chiếu vắc xin (03/04/2022)

>   Vì sao thế giới cần du khách Trung Quốc (02/04/2022)

>   Khủng hoảng chi phí sinh hoạt: San sẻ từ chiếc bánh chung (01/04/2022)

>   Áp dụng mức giảm giá vé đối với ôtô ra vào các sân bay từ ngày 1/4 (01/04/2022)

>   Thu nhập ở Bà Rịa - Vũng Tàu cao nhất cả nước (31/03/2022)

>   Từ ngày 2-4, TP.HCM tăng giá bán thịt, trứng gia cầm 7-14% (31/03/2022)

>   Vietlott phủ khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc (31/03/2022)

>   Người trẻ đòi hỏi cuộc sống thoải mái quá sớm? (31/03/2022)

>   Cái nghèo sang chảnh của người trẻ (30/03/2022)

>   Người được đề cử giải Oscar nhận quà khủng nhưng phải… đóng thuế! (29/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật