Thứ Năm, 14/04/2022 10:37

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ LTG: Lợi nhuận sau thuế quý 1 ước đạt hơn 180 tỷ đồng

Sáng ngày 14/04/2022, ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của CTCP Tập đoàn Lộc Trời (HOSE: LTG) được tổ chức nhằm thông qua nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn, hoãn niêm yết cổ phiếu và kế hoạch thù lao cho HĐQT...

Kết thúc Đại hội, tất cả tờ trình đều được thông qua.

Thảo luận:

Ước kết quả quý 1/2022?

Doanh thu thuần đạt hơn 2,300 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 180 tỷ đồng.

Chấm dứt hợp đồng với Syngenta, hoạt động kinh doanh năm 2022 của Công ty có bị ảnh hưởng không?

Không bị ảnh hưởng với đối tác phân phối, bằng chứng là quý 1/2022 lợi nhuận của LTG và mảng vật tư nông nghiệp không bị ảnh hưởng.

Cơ sở xây dựng kế hoạch 2022?

Đây không phải là kế hoạch kinh doanh đi lùi mà chính là kế hoạch cam kết tối thiểu với cổ đông và Công ty luôn nỗ lực vượt kế hoạch trong nội bộ.

Khi lợi nhuận thực hiện được cao hơn 400 tỷ đồng, Công ty sẽ trích quỹ dự phòng rủi ro cho nông dân và quỹ dự phòng cho nhân viên, mỗi quỹ là 360 tỷ đồng, khi nào quỹ này được trích đủ thì lợi nhuận sẽ được tăng thêm, 2 quỹ này thuộc tài sản của Công ty.

Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của các ngành thay đổi như thế nào?

Cơ cấu doanh thu của LTG bao gồm 6 ngành sẽ tăng theo tiến bộ mỗi ngành: Nông sản, dịch vụ nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, cây giống, nghiên cứu và phát triển.

Trong đó, vật tư nông nghiệp là mảng kinh doanh mà LTG có nhiều kinh nghiệm, hệ thống phân phối, tổ chức theo vùng chặt chẽ, phân phối theo địa bàn, nhà máy tự sản xuất, hợp tác với đối tác quốc tế, không cạnh tranh phá giá, cân bằng giữa hữu cơ sinh học và hóa học.

Dịch vụ nông nghiệp: Công ty sẽ tổ chức cùng với bà con nông dân, sản xuất quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ, cân bằng lợi ích giữa nông dân, đối tác và LTG.

Cây giống: Đứng đầu về giống lúa, có thêm giống bắp, cây ăn trái, rau màu.

Logistic: Chuẩn hóa khâu thu hoạch, bảo quản, vận chuyển.

Nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu giống lúa mới, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra lợi nhuận từ nghiên cứu khoa học.

Mảng kinh doanh gạo hiện nay của LTG như thế nào?

LTG với 1,300 kỹ sư nông nghiệp liên kết bà con nông dân trồng lúa, ký kết 110 ngàn ha bao tiêu tại tỉnh An Giang. Công ty tiêu thụ 1 triệu tấn lúa với bà con nông dân, doanh số đạt 12 ngàn tỷ đồng, đã có sẵn đối tác đặt hàng.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của LTG được tổ chức sáng ngày 14/04/2022

Mục tiêu lãi sau thuế năm 2022 đạt 400 tỷ đồng

LTG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng trong năm 2022, giảm nhẹ 4% so với thực hiện trong năm 2021.

Kết quả kinh doanh và kế hoạch 2022 của LTG. Đvt: Tỷ đồng

Kế hoạch lợi nhuận này nằm trong chiến lược dài hơi mà LTG đã xây dựng. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, Ban lãnh đạo LTG đã công bố một kế hoạch kinh doanh dài hơi (đến năm 2024) cho Tập đoàn, với cam kết lợi nhuận sau thuế tối thiểu 400 tỷ đồng mỗi năm và kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ lần lượt qua các năm là 12% (năm 2021), 20% (năm 2022), 25% (năm 2023) và 30% (năm 2024).

Công ty cho biết sẽ nỗ lực đạt lợi nhuận vượt kế hoạch để tích lũy vào quỹ dự phòng rủi ro cho nông dân và quỹ dự phòng rủi ro cho nhân viên.

Ngoài ra, LTG dự kiến sẽ trích 20 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển kể từ đầu năm 2022 để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm, công nghệ mới.

Kết thúc năm 2021, LTG đạt hơn 10,224 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 36% so với năm 2020 chủ yếu do doanh thu từ thuốc bảo vệ thực vật (5,121 tỷ đồng) tăng 13% và doanh thu từ mảng lương thực (4,076 tỷ đồng) tăng mạnh 92%. Còn lại doanh thu từ hạt giống, bao bì, xây dựng và doanh thu khác cũng đều tăng.

Nhờ đó, LTG đạt gần 418 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 14% so với năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 7 năm qua của doanh nghiệp này.

Năm 2021, LTG đặt mục tiêu lãi sau thuế tăng hơn 9% so với năm trước, đạt 400 tỷ đồng. So với kế hoạch, doanh nghiệp đã vượt 5% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Hoãn niêm yết cổ phiếu trên HOSE đến năm 2025

Đáng chú ý, LTG sẽ xin ý kiến cổ đông về việc gia hạn thời gian thực hiện niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Cụ thể, trước đó, Công ty dự kiến trong năm 2022 sẽ hoàn tất niêm yết cổ phiếu LTG trên HOSE.

Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Công ty dự kiến sẽ hoàn tất niêm yết trên HOSE trong năm 2025 với điều kiện đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận - chậm hơn 3 năm so với kế hoạch ban đầu.

Lý do hoãn niêm yết được LTG đưa ra là hiện nay, điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam và hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không thuận lợi khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.

Phát hành riêng lẻ 10 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược

Về phương án tăng vốn, LTG lên kế hoạch tăng vốn thêm 100 tỷ đồng thông qua phát hành 10 triệu cp riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược trong năm 2022, chiếm tỷ lệ 12.4% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. 

Giá phát hành sẽ được ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT xác định giá chào bán phù hợp với giá thị trường và quy định pháp luật.

Đối tượng phát hành là tổ chức, cá nhân có tiềm lực tài chính, có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của Công ty và có cam kết hợp tác với Công ty trong thời gian ít nhất  5 năm.

Toàn bộ số tiền thu được từ việc chào bán sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.

Cổ phiếu phát hành theo phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong vòng 03 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Dự kiến sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu riêng lẻ, vốn điều lệ của LTG sẽ tăng từ 806 tỷ đồng lên 906 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong tài liệu chính thức của Đại hội, LTG đã bỏ kế hoạch thưởng cho HĐQT được trình bày trong tài liệu trước đó với nội dung lãnh đạo công ty sẽ được thưởng theo sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh. Cụ thể, nếu lợi nhuận tăng từ 0 đến 10%, thưởng 10% chênh lệch lợi nhuận so với cùng kỳ; nếu lợi nhuận tăng từ 10% đến 20%, thưởng tỷ lệ lên tới 15% chênh lệch giữa lợi nhuận kiếm được so với cùng kỳ; nếu lợi nhuận tăng 20%, mức thưởng lên tới 20%.

Thay vào đó, LTG trình phương án chi trả thù lao cho HĐQT và BKS lần lượt là 1% và 0.1% của lợi nhuận trước thuế theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022.

Ngoài ra, ngân sách hoạt động cho HĐQT và BKS lần lượt là 1 tỷ đồng và 0.5 tỷ đồng.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   PTV: Báo cáo tài chính quý 1/2022 (công ty mẹ) (13/04/2022)

>   TCK: Báo cáo tài chính năm 2021 (13/04/2022)

>   TCK: Báo cáo tài chính năm 2021 (Công ty mẹ) (13/04/2022)

>   VCA: BCTC quý 1 năm 2022 (13/04/2022)

>   VBB: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (13/04/2022)

>   TLI: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (13/04/2022)

>   VEC: Thông báo hủy danh sách người sở hữu chứng khoán chốt ngày 25/03/2022 để tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 (13/04/2022)

>   VEC: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 (13/04/2022)

>   PXT: Báo cáo thường niên 2021 (13/04/2022)

>   VVN: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng dự kiến để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 (13/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật