Thứ Hai, 04/04/2022 20:52

Có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2022 vào cuối năm

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 04/04, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - ông Đào Minh Tú cho biết NHNN có thể sẽ điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 vào cuối năm tùy tình hình thực tế, có thể sẽ tăng lên, cũng có thể giảm xuống.

Theo ông Tú, vào thời điểm hết tháng 3/2022, con số tăng trưởng tín dụng khá tích cực với 5.04%, so với cùng kỳ năm 2021 là 2.16%, tăng 2.3%. Điều này cho thấy nền kinh tế đang có tín hiệu rất tích cực. Đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp cũng đã trở lại bình thường. Cùng với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ trong khôi phục nền kinh tế, thông qua tăng trưởng tín dụng này chính là dấu hiệu tích cực trong khôi phục phát triển của các doanh nghiệp.

Mức tăng như trên so với các năm trước là mức rất cao. Cuối năm NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh để mức tín dụng sao cho đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát.

Về xử lý nợ xấu, từ năm 2017 đến nay, Nghị quyết 42 của Quốc hội ban hành đã tác động rất tích cực. Số nợ xấu đã được xử lý, giải quyết trong những năm qua thông qua Nghị quyết 42 là 380,000 tỷ đồng. Đây là khối lượng vốn rất lớn đã được quay vòng và tái tạo đầu tư trở lại nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết được nhiều lãng phí xã hội, nhất là những tài sản thế chấp trong những khoản nợ khi đã đưa vào nợ xấu thì được giải quyết, xử lý tích cực, tránh hao mòn tự nhiên, hư hỏng hoặc tài sản đóng băng. Nghị quyết 42 có lợi ích không chỉ với xã hội mà còn lợi ích với cả ngân hàng và các doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Theo quy định, sau 5 năm, Nghị quyết 42 hết thời hạn hiệu lực, NHNN thấy rằng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, cần có một luật liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu của nền kinh tế, không chỉ xử lý nợ xấu của riêng ngành ngân hàng.

NHNN đã đề xuất báo cáo Chính phủ nghiên cứu ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có Luật Xử lý nợ xấu phải có thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tác động ban hành Luật. Nếu không kéo dài Nghị quyết 42 thì sẽ có một số khoản nợ thuộc đối tượng trong Nghị quyết 42 mà không có cơ sở pháp lý để triển khai, đây sẽ là khó khăn cho những khoản nợ đó.

Trong 2 năm vừa qua, do tác động ảnh hưởng của dịch bệnh đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực, nợ xấu chắc chắn xuất hiện. Vì vậy, nếu tiếp tục kéo dài Nghị quyết 42 làm cơ sở pháp lý để xử lý những khoản nợ đó sẽ tạo ra sự tích cực, lợi ích chung cho doanh nghiệp, cho xã hội và ngành ngân hàng trong xử lý nợ xấu. Chính vì vậy, Chính phủ đã chấp thuận và đã trình Ủy ban Thường vụ làm thủ tục cũng như nghiên cứu đánh giá cho phép kéo dài Nghị quyết 42 thời gian tới.

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Techcombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 27,000 tỷ đồng, tiếp tục không chia cổ tức (04/04/2022)

>   HDBank: Mục tiêu lợi nhuận tăng 21%, tăng vốn lên hơn 25,500 tỷ đồng trong năm 2022 (04/04/2022)

>   Cung tiền có phải yếu tố gây ra lạm phát? (04/04/2022)

>   Một số cân nhắc về xây dựng tiền số ngân hàng trung ương ở Việt Nam (03/04/2022)

>   Giá USD giảm nhẹ (01/04/2022)

>   OCB đặt kế hoạch lợi nhuận 2022 tăng 29%, tăng vốn điều lệ lên 17,885 tỷ đồng (01/04/2022)

>   Ngân hàng Shinhan Việt Nam báo lãi trước thuế 2021 gần 3,162 tỷ đồng (01/04/2022)

>   HSBC dự báo lãi suất sẽ tăng 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022 (01/04/2022)

>   Cake by VPBank và Dragon Capital ký kết hợp tác chiến lược   (01/04/2022)

>   Phúc thẩm vụ cựu Giám đốc chi nhánh OceanBank Hải Phòng tham ô hơn 400 tỷ đồng (01/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật