Thứ Năm, 24/03/2022 13:00

VNM - Khi nào thì đà tăng dài hạn quay trở lại?

Giá cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM) liên tục đi xuống trong thời gian qua đã khiến cho giới đầu tư cảm thấy từ bất ngờ đến lo lắng. Vậy đâu là điểm dừng của đà giảm giá?

Death cross xuất hiện

Điểm giao cắt tử thần (death cross) đã xuất hiện giữa SMA 50 ngày và SMA 100 ngày vào cuối năm 2021. Tín hiệu này cũng phủ định điểm giao cắt vàng (golden cross) xuất hiện hồi tháng 10/2021.

Kể từ sau khi death cross xuất hiện, giá cổ phiếu VNM liên tục đi xuống cho đến nay. Giá cũng đồng thời nằm dưới nhóm MA dài hạn trong suốt nhiều tháng. Như vậy, xu hướng giảm vẫn tiếp tục duy trì trong dài hạn.

Đồ thị ngày giá cổ phiếu VNM giai đoạn 2020-2022. Nguồn: VietstockUpdater

Kỳ vọng kịch bản năm 2015 lặp lại

Tín hiệu kỹ thuật đáng chú ý nhất của VNM năm 2015 là sự phá vỡ đường trendline dài hạn (xuất hiện từ tháng 03/2014). Đây chính là điểm xoay chuyển (turning point) chiến lược trong dài hạn của cổ phiếu này. Kể từ thời điểm breakout xuất hiện, giá VNM bứt phá mạnh liên tục và tăng gần 300% chỉ sau chưa đầy 3 năm.

Người viết đang kỳ vọng lịch sử lặp lại một lần nữa. Điều này chỉ có thể xảy ra khi trendline dài hạn (tương đương vùng 80,000-81,000) bị phá vỡ hoàn toàn. Dĩ nhiên, sau đó giá còn phải đối mặt với một loạt các kháng cự khác nhưng tình hình sẽ dễ thở hơn.

Hiện tại, breakout vẫn chưa xảy ra và giá có nguy cơ xuống đến đáy cũ tháng 03/2020 (tương đương vùng 64,000-66,000) vì bên dưới giá lúc này không còn một ngưỡng hỗ trợ đáng kể nào nữa.

Đồ thị ngày giá cổ phiếu VNM giai đoạn 2013-2022. Nguồn: VietstockUpdater

Chu kỳ 7 năm đang đi vào giai đoạn cuối

Sự tồn tại của một chu kỳ 7 năm đang được chứng minh với sự sụt giảm kéo dài trong thời gian qua của VNM. Dải Fibonacci Time Zones (FTZ) đang được sử dụng để dự đoán thời gian kết thúc quá trình điều chỉnh cho VNM do vạch số 10 (FTZ 10) đã dự đoán chính xác thời điểm kết thúc đợt tăng giá hồi năm 2020. Vạch số 11 (FTZ 11) hiện đang rơi vào quý 3/2022.

Vì vậy, các nhà đầu tư đang nắm giữ VNM có thể sẽ phải tiếp tục kiên trì “ẩn mình chờ thời” cho đến khi chu kỳ điều chỉnh kết thúc và giá tạo đáy dài hạn vào nửa cuối năm 2022. Sau đó, người viết kỳ vọng sẽ là một thời kỳ tăng trưởng dài hạn cho VNM kể từ năm 2023.

Đồ thị tuần giá cổ phiếu VNM giai đoạn 2006-2022. Nguồn: VietstockUpdater

Thế Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/03: VN-Index tiến vào vùng 1,510-1,535 điểm (23/03/2022)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Đà tăng được nối dài (22/03/2022)

>   Ngày 22/03/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (22/03/2022)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Sự lạc quan đang tiếp diễn (21/03/2022)

>   Tuần 21-25/03/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/03/2022)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 21-25/03/2022 (20/03/2022)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 18/03: Bên mua đang quay trở lại (18/03/2022)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/03: Tình hình đang tiếp tục cải thiện (17/03/2022)

>   Báo cáo Tiền kỹ thuật số tháng 03/2022 (Kỳ 1) (18/03/2022)

>   Ngày 17/03/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (17/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật