Thứ Tư, 30/03/2022 14:39

VinaCapital: Do Covid, khách du lịch Trung Quốc khó quay lại Việt Nam trong năm 2022

Chính sách “Zero-COVID” hiện tại của Trung Quốc khiến khách du lịch Trung Quốc - vốn trước đây chiếm 1/3 tổng lượng khách du lịch của Việt Nam - khó có khả năng quay trở lại vào năm 2022. Đây là một trong những ảnh hưởng hiếm hoi đối với kinh tế Việt Nam...

VinaCapital: Do Covid, khách du lịch Trung Quốc khó quay lại Việt Nam trong năm 2022

Ảnh minh họa.

Ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital mới đây đã có báo cáo gửi nhà đầu tư khuyến nghị không cần lo lắng về tác động từ nền kinh tế Trung Quốc lên Việt Nam dù lưu thông thương mại giữa hai nước là rất lớn.

TÁC ĐỘNG CHỈ KHIÊM TỐN

Cụ thể, theo ông Michael Kokalari, khi hai quốc gia có liên kết thương mại sâu rộng, mỗi quốc gia thường có mức độ ảnh hưởng kinh tế cao với nhau. Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc chiếm hơn 30% kim ngạch nhập khẩu và gần 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thì thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc rất lớn, vào khoảng 15%/GDP.

Thâm hụt thương mại lớn là một chỉ số trực quan cho thấy các nhà đầu tư không nên quá bận tâm về sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc hoặc thị trường bất động sản của nước này vì Việt Nam mua từ Trung Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc mua từ Việt Nam.

Ngoài ra, phần lớn thương mại hai chiều của Việt Nam với Trung Quốc là các sản phẩm liên quan đến điện tử và may mặc, phản ánh thực tế rằng chuỗi cung ứng của cả hai ngành hiện nay chồng chéo lên nhau qua các ranh giới địa lý vào cả Việt Nam và Trung Quốc. Các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất điện thoại thông minh, tivi và các sản phẩm điện tử gia dụng khác liên tục đan chéo giữa các công ty khác nhau trong chuỗi cung ứng. Một số nhà máy ở Trung Quốc và một số ở Việt Nam.

Điều này có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế của người mua cuối cùng của các sản phẩm do các công ty này sản xuất, hơn là tình trạng nền kinh tế của đối phương. Người mua cuối cùng chủ yếu của các sản phẩm này là người tiêu dùng Mỹ, điều này được phản ánh bằng việc Việt Nam xuất siêu 22%/GDP với Mỹ trong năm 2021.

Cũng cần lưu ý rằng thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng tương đương với thâm hụt thương mại với Trung Quốc kể từ khi bắt đầu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung do các công ty đã chuyển nhà máy sản xuất các sản phẩm cho người tiêu dùng Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Cuối cùng, khoảng 8% xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng thực phẩm và 7% là hàng phi thực phẩm, tức là có những ngành cụ thể có tác động đáng kể từ nền kinh tế Trung Quốc và / hoặc bị ảnh hưởng từ việc đóng cửa biên giới do COVID, bao gồm sản xuất cao su, thủy sản, trái cây và rau quả được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Tuy nhiên, lượng lưu thông thương mại này không đủ đáng kể để tác động đến nền kinh tế chung của Việt Nam.

KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC KHÓ QUAY LẠI VIỆT NAM NĂM 2022

Các nhà đầu tư lo ngại về tác động tiềm tàng đối với Việt Nam từ ba diễn biến cụ thể của Trung Quốc gồm Chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc; Thị trường bất động sản của Trung Quốc; Dịch tả lợn châu Phi (ASF) / lạm phát giá thực phẩm.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, các công ty FDI tại Việt Nam nhìn chung đang dự trữ lượng lớn nguyên liệu đầu vào sản xuất, điều này sẽ hạn chế tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid (vào đầu năm 2021, nhập khẩu linh kiện của các công ty FDI được sử dụng để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao tăng hơn 50% so với cùng kỳ).

Dù là nói vậy, nhưng chính sách “Zero-COVID” hiện tại của Trung Quốc khiến khách du lịch Trung Quốc - vốn trước đây chiếm 1/3 tổng lượng khách du lịch của Việt Nam - khó có khả năng quay trở lại Việt Nam vào năm 2022.

Sự giảm phát bong bóng bất động sản Trung Quốc cũng hầu như không ảnh hưởng đến Việt Nam. Hầu hết các công ty Việt Nam ít tiếp xúc với nền kinh tế nội địa của Trung Quốc, điều này được phản ánh trong bảng trên về dòng chảy thương mại giữa hai nước.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã báo hiệu rằng họ sắp sửa tiến hành các bước đi quyết liệt để ổn định thị trường bất động sản và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư tài sản cố định tăng từ 4% CAGR trong giai đoạn 2019-21 lên 12% so với cùng kỳ trong 2 tháng đầu năm 2022. Những biện pháp hỗ trợ sắp xảy ra này cùng với việc giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh đã giúp đẩy giá thép tại Việt Nam lên gần 20% so với đầu năm.

Cuối cùng, do quy mô kinh tế khổng lồ của Trung Quốc và mức độ liên quan với nền kinh tế Việt Nam, lạm phát giá lương thực ở Trung Quốc có ảnh hưởng nặng nề đến mức độ lạm phát giá lương thực của Việt Nam - và ảnh hưởng đó càng trầm trọng hơn do dịch bệnh tả lợn châu Phi (ASF), tác nhân gây ảnh hưởng chính đối với tỷ lệ lạm phát CPI ở cả hai quốc gia trong những năm gần đây.

Đàn lợn của Trung Quốc hiện đã phục hồi về mức trước ASF, do đó giá thịt lợn ở Trung Quốc và Việt Nam lần lượt giảm khoảng -50% và -20% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, lạm phát giá thực phẩm ở Trung Quốc và Việt Nam hiện lần lượt là -3,9% yoy và -0,2% yoy, mặc dù những con số này chắc chắn sẽ tăng cao hơn trong những tháng tới do tình hình Ukraine.

Tóm lại, theo ôngMichael Kokalari, những diễn biến kinh tế gần đây ở Trung Quốc khó có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam vì phần lớn hoạt động thương mại giữa hai nước liên quan đến việc sản xuất hàng hóa được bán cho người tiêu dùng cuối cùng ở Mỹ, EU và các nước khác trên thế giới.

Thu Minh

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Nghịch lý lỗ - lãi doanh nghiệp FDI (30/03/2022)

>   Tổng thống Joe Biden nhắc đến VinFast sau khi đạt thỏa thuận xây dựng nhà máy 4 tỷ USD (30/03/2022)

>   Vinfast xây dựng nhà máy xe điện tại Bắc Carolina (30/03/2022)

>   Nhiều đơn hàng đồ gỗ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... chuyển sang Việt Nam (29/03/2022)

>   Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam (29/03/2022)

>   'Ngộp thở' với cước, phí vận tải biển (29/03/2022)

>   Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 3 tăng gần gấp đôi so với tháng trước (29/03/2022)

>   Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong quý 1 giảm 12.1% so với cùng kỳ (29/03/2022)

>   Quý 1 năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 176.35 tỷ USD (29/03/2022)

>   Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong quý 1/2022 tăng trên 7% (29/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật