Thứ Tư, 02/03/2022 11:13

Sử dụng MACD sao cho hiệu quả?

Chỉ báo MACD là công cụ rất phổ biến trong giới phân tích đầu tư, đặc biệt là ở những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, đây là một chỉ báo cho tín hiệu trễ (lagging indicators) nên sẽ có rất nhiều lưu ý nếu nhà đầu tư muốn sử dụng nó hiệu quả.

Công thức và định nghĩa

Theo sách Phân tích Kỹ thuật từ A đến Z, chỉ báo Phân kỳ và Hội tụ của đường Trung bình động (MACD - Moving Average Convergence/ Divergence) được tính bằng cách lấy trung bình động 12 ngày trừ đi trung bình động 26 ngày của giá chứng khoán. Kết quả nhận được là một chỉ báo dao động quanh mức 0.

MACD lớn hơn 0 có nghĩa là trung bình động 12 ngày lớn hơn trung bình động 26 ngày. Đây là một dấu hiệu của thị trường giá lên vì cho thấy kỳ vọng gần đây của nhà đầu tư (tức là trung bình động 12 ngày) lạc quan hơn so với kỳ vọng trước đó (tức là trung bình động 26 ngày). Điều này cũng cho thấy dấu hiệu dịch chuyển lên của đường cung/cầu. MACD rơi xuống dưới mức 0 có nghĩa là trung bình động 12 ngày thấp hơn trung bình động 26 ngày, đồng thời cho thấy dấu hiệu dịch chuyển xuống của đường cung/cầu.

Kinh nghiệm sử dụng thực tế

Đường tín hiệu (signal line) là đường trung bình động 9 ngày của MACD (chứ không phải của giá cổ phiếu) thường được vẽ cùng với chỉ báo MACD. Nếu chỉ báo MACD cắt lên trên đường signal sẽ đánh dấu sự tăng giá; tín hiệu ngược lại sẽ cho thấy nguy cơ rung lắc tăng lên.

Trong nhiều trường hợp, khi chỉ báo MACD vượt mạnh mức 0 sẽ đánh dấu cho một đợt tăng trưởng ấn tượng ở giá cổ phiếu. Nhà đầu tư cần quan sát các phản ứng của giá trong quá khứ khi chỉ số tạo tín hiệu này để xác định cho từng trường hợp cụ thể.

Giá cổ phiếu SNZ phản ứng rất tốt khi chỉ báo MACD vượt mức 0. Nguồn: VietstockUpdater

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên kết hợp tín hiệu phân kỳ của MACD cùng với các công cụ xác định xu hướng. Tín hiệu phân kỳ trên MACD nên kết hợp với tín hiệu đảo chiều xu hướng sẽ cho ta những nhịp bắt đáy chính xác và có kết quả lợi nhuận lớn..

Ở hình dưới ta nhận thấy, giá cổ phiếu VNM trong giai đoạn từ tháng 06/2020 đến tháng 01/2021 tạo những đỉnh và đáy mới cao hơn (higher high, higher low). Tuy nhiên, chỉ báo MACD liên tục tạo các đỉnh và các đáy thấp hơn (lower high, lower low) nên tín hiệu phân kỳ giá xuống (bearish divergence) xuất hiện. Tín hiệu này cảnh báo rủi ro điều chỉnh có thể xuất hiện ở giá cổ phiếu VNM.

Thực tế cho thấy cổ phiếu VNM đã rơi vào xu hướng giảm trong gần như toàn bộ thời gian của năm 2021. Những cảnh báo của MACD đã trở thành hiện thực.

Nguồn: VietstockUpdater

Hiệu quả sẽ kém đi khi ADX nằm dưới mức 25

Chỉ báo MACD là những ví dụ của chỉ báo theo xu hướng (trend following) hay chỉ báo cho tín hiệu trễ (lagging indicators). Những chỉ báo này phát huy hiệu quả khi giá dịch chuyển theo xu hướng.

Chỉ báo MACD cho tín hiệu mua/bán trễ nhưng lại giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro một cách hiệu quả bằng cách giữ họ theo đúng xu hướng thị trường. Những tín hiệu nhiễu cũng xuất hiện khi giá dịch chuyển ngang (sideway) hay không có xu hướng rõ ràng. Trong phân tích kỹ thuật, các nhà phân tích hay dùng ADX so sánh với mốc 25 để biết khi nào thì thị trường có xu hướng, khi nào thì không.

Tín hiệu mua/bán cũng sẽ liên tục bị nhiễu nên việc sử dụng MACD trong xu hướng sideway không được giới phân tích đánh giá cao.

Giá cổ phiếu BID biến động giằng co khi chỉ báo ADX dưới mức 25. Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   VNM - Giằng co, tích lũy đến bao giờ? (29/12/2021)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 27-31/12/2021 (26/12/2021)

>   Tuần 27-31/12/2021: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (27/12/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/12: VN-Index thử thách lại đường Middle (24/12/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/12: VN-Index rơi mạnh, đường Middle bị phá vỡ (23/12/2021)

>   Ngày 23/12/2021: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (23/12/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/12: Chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua (22/12/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/12: Phục hồi từ mức hỗ trợ (21/12/2021)

>   Ngày 21/12/2021: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/12/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 20/12: Quan sát tín hiệu tại đường Middle (20/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật