Thứ Tư, 02/03/2022 10:19

Mỹ và đồng minh nhất trí “xả” 60 triệu thùng dầu dự trữ, giá dầu vẫn tăng mạnh

Mỹ và đồng minh nhất trí giải phóng 60 triệu thùng dự trữ dầu chiến lược, Nhà Trắng và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo trong ngày 01/03.

50% lượng dầu này sẽ đến từ Dự trữ Dầu khí Chiến lược Mỹ và 30 triệu thùng còn lại đến từ châu Âu và châu Á. Những đồng minh khác bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Italy, Hà Lan và các quốc gia châu âu khác.

Ngày 01/03, IEA thông báo rằng các quốc gia thành viên nhất trí giải phóng dự trữ dầu chiến lược để truyền tải “một thông điệp mạnh mẽ tới thị trường dầu toàn cầu rằng sẽ không có thiếu hụt dầu”.

Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết việc giải phóng dự trữ dầu “là một ví dụ về sự hợp tác trên toàn thế giới để lên án hành động tiến công vô cớ của Nga vào Ukraine và phối hợp cùng nhau để giải quyết tác động từ cuộc chiến của Tổng thống Putin”.

“Tổng thống Biden đã nói rõ ngay từ đầu rằng tất cả công cụ đều được xem xét để bảo vệ doanh nghiệp và người dân Mỹ, bao gồm cả đà tăng của giá dầu”, Nhà Trắng cho biết.

Thị trường dầu không hề hấn gì từ tuyên bố trên. Giá dầu WTI hiện còn tăng mạnh lên gần 109 USD/thùng, còn dầu Brent lên sát 111 USD/thùng.

“Mấu chốt là tuyên bố trên không đủ để xoa dịu thị trường. Đây là một giải pháp chữa cháy”, Michael Tran, Giám đốc bộ phận chiến lược năng lượng tại RBC Capital Markets, cho hay.

“Chúng ta cần số lượng lớn hơn rất nhiều”, Robert Yawger, Phó Chủ tịch tại Mizuho Securities, cho hay.

Bob Yawger, Giám đốc bộ phận hợp đồng tương lai tại Mizuho Securities USA, lưu ý rằng 60 triệu thùng không ảnh hưởng nhiều và không đủ để bù đắp nguồn cung bị mất từ Nga.

Con số này tương đương khoảng 6 ngày sản xuất ở Nga và khoảng 12 ngày xuất khẩu của nước này. Trước khi Nga tấn công Ukraine, thị trường dầu mỏ toàn cầu vốn đã thắt chặt. Nhu cầu phục hồi, trong khi nguồn cung vẫn bị hạn chế. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm Nga, sẽ nhóm họp trong tuần này để thảo luận về sản lượng cho tháng 4.

Cuộc tiến công của Nga vào Ukraine làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu vì Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới.

Giá dầu cao hơn đã đẩy giá bán tại các trạm bơm xăng và khí gas lên mức cao nhất trong 7 năm. Giá bán xăng loại thường tăng lên mức 3.62 USD/gallon trong ngày 01/03, tăng 9 xu trong 1 tuần và 24 xu trong 1 tháng, theo AAA. Tại một thời điểm nào đó, giá năng lượng trở nên quá đắt đỏ đến nỗi làm giảm nhu cầu từ người tiêu dùng và làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong thông điệp liên bang, ông Biden cho biết đợt giải phóng dự trữ 30 triệu thùng dầu sẽ kìm hãm đà tăng của giá gas tại nước Mỹ. “Tôi muốn bạn biết rằng chúng ta sẽ vẫn ổn”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá hàng hóa tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 giữa xung đột Nga-Ukraine (02/03/2022)

>   Giá dầu Brent tăng tiếp lên gần 109 USD/thùng (02/03/2022)

>   Công ty điều hành Dòng chảy phương Bắc 2 tuyên bố phá sản (02/03/2022)

>   Dầu WTI có lúc vọt hơn 11% lên 106 USD/thùng (02/03/2022)

>   Giá xăng cao chưa từng có, gần 27,000 đồng/lít (01/03/2022)

>   Vượt 270 USD, giá than nhiệt lập kỷ lục mới (01/03/2022)

>   Dầu tăng mạnh khi Nga bị nhận thêm lệnh trừng phạt từ Mỹ (01/03/2022)

>   Giá gas tăng 157.500 đồng/bình 45 kg từ ngày mai (28/02/2022)

>   Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị giám sát về vấn đề xăng dầu (28/02/2022)

>   Giá khí thiên nhiên tại châu Âu tăng vọt 36% (28/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật