Thứ Ba, 22/03/2022 13:11

Không để thiếu than cho sản xuất điện

Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký...

Trong tháng 2 đầu năm 2022, tổng khối lượng than thực cấp của TKV và Tổng công ty Đông Bắc cấp cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN chỉ tương đương 69,24% khối lượng hợp đồng đã ký.

Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong thời gian sắp tới, Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1225/BCT-DKT về việc đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

Bộ Công Thương nhấn mạnh, trong bất luận trường hợp nào cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.

Bộ này cũng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia có giải pháp điều độ phù hợp với tình hình thực tế cũng như thông báo kế hoạch huy động cập nhật hàng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than để kịp thời thu xếp nguồn than cho sản xuất điện.

Trước đó, Bộ Công Thương đã nhận được một số văn bản của một số chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than báo cáo về việc TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp không đủ khối lượng than trong 2 tháng đầu năm 2022 theo hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.

Số liệu báo cáo từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, trong tháng 2 vừa qua, tổng khối lượng than thực cấp của TKV và Tổng công ty Đông Bắc cấp cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN chỉ tương đương 69,24% khối lượng hợp đồng đã ký và thấp hơn nhiều so với nhu cầu vận hành của các nhà máy này.

Đặc biệt, nhà máy Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1 cũng không được cung cấp đủ than theo như hợp đồng cung cấp than đã ký từ cuối năm 2013, như vậy có thể dẫn tới nguy cơ phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc không cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong thời gian vừa qua theo TKV là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thiếu hụt nhân lực làm việc tại các mỏ than.

Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt số ca nhiễm tăng mạnh từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, cuộc xung đột Nga – Ukraine cũng tác động mạnh đến thị trường năng lượng quốc tế…

Vũ Khuê

VnEconomy

Các tin tức khác

>   TPHCM phát triển kinh tế ban đêm, tạo đột phá du lịch (22/03/2022)

>   Xuất khẩu vào Anh: Cần giải pháp để tiếp đà tăng trưởng (22/03/2022)

>   Giá xăng, dầu neo cao: Hàng không rục rịch xin tăng giá vé (22/03/2022)

>   Kiến nghị giảm một loạt phí hỗ trợ vận tải biển để bình ổn giá cước (21/03/2022)

>   Xuất khẩu con tôm có thể tăng 40% trong tháng 3 (21/03/2022)

>   Xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm: Doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế (21/03/2022)

>   Mở lối đi mới tránh ‘điệp khúc’ nông sản ùn ứ cửa khẩu (20/03/2022)

>   Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng, thị trường dự báo sôi động hơn (19/03/2022)

>   Thanh tra Công ty CP Cấp nước Đồng Nai (19/03/2022)

>   11 nhóm sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (19/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật