Thứ Sáu, 11/03/2022 14:29

ĐHĐCĐ TPS: Lãi lớn trong quý 1, có thể nâng kế hoạch năm 2022

Cổ đông CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng cho năm 2022. Ban lãnh đạo cho biết, với kết quả cao trong quý 1, Công ty có thể sẽ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cả năm cho phù hợp. Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện sau khi Công ty tăng vốn.

ĐHĐCĐ thường niên 2022 của TPS tổ chức sáng 11/03/2022

Công ty có thể nâng kế hoạch năm 2022

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên tổ chức sáng 11/03, ban lãnh đạo TPS đã trình bày nhiều vấn đề liên quan tới kế hoạch hoạt động của Công ty. Trong năm 2022, Ban lãnh đạo Công ty dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có khả năng sẽ phục hồi tích cực hơn. Thị trường chứng khoán nối tiếp đà tăng năm 2021, có thể tiếp tục đạt những kỷ lục mới, bùng nổ về thanh khoản và điểm số.

Công ty đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 tăng 46% lên 1,981 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế rơi vào khoảng 500 tỷ đồng, tăng 85%. Ngoài nguồn thu chính từ tư vấn phát hành trái phiếu, Công ty sẽ đa dạng hóa doanh thu ở các mảng như đầu tư chứng khoán niêm yết, môi giới, chào bán chứng quyền có đảm bảo… Trong đó, môi giới cổ phiếu sẽ trở thành mảng hoạt động chính, bên cạnh hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu.

Ông Trần Sơn Hải - Tổng Giám đốc của TPS chia sẻ rằng trong quý, Công ty có một số doanh thu đến nhanh hơn dự kiến (dự kiến ghi nhận vào quý 3 hoặc quý 4). Ước tính, lợi nhuận quý 1 đạt khoảng 300 tỷ đồng. Do đó, kế hoạch lợi nhuận cả năm có vẻ khiêm tốn so với kết quả quý 1. HĐQT đã họp lại và thống nhất, sau tháng 6, khi Công ty tăng vốn xong thì có thể sẽ xin điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận cho phù hợp. Mức điều chỉnh có thể từ 600 - 800 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận của TPS từ năm 2018 - 2021
Đvt: Tỷ đồng

Chào bán thêm 300 triệu cp, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ lần này đã thông qua kế hoạch phát hành/chào bán thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 5,000 tỷ đồng nhằm tăng cường các tỷ lệ an toàn về vốn, đồng thời bổ sung nguồn vốn ổn định cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư dài hạn của công ty.

Dự kiến số lượng cổ phiếu phát hành thêm là 300 triệu cp thông qua các phương án: Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu dự kiến 200 triệu cp (giá 12,000 - 15,000 đồng/cp), chào bán cổ phiếu riêng lẻ dự kiến 100 triệu cp (giá 15,000 - 17,500 đồng/cp). Công ty cũng rục rịch huy động thêm 3,000 tỷ đồng trái phiếu TPS bổ sung nguồn vốn cho các nhu cầu phát triển kinh doanh.

Theo Ban lãnh đạo, việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ tăng năng lực tài chính, chỉ số tài chính, giới hạn an toàn. Từ đó, tăng năng lực cho vay, bảo lãnh phát hành, phát hành chứng quyền của Công ty. Đối với phần huy đông từ trái phiếu, kế hoạch phát hành là 3,000 tỷ đồng, thực chất Công ty có thể phát hành ít hơn, tùy theo nhu cầu vốn trong năm.

Việc một số ngân hàng mua lại công ty chứng khoán (CTCK) và tham gia thị trường được đem ra chất vấn tại đại hội. Theo ông Hải, ảnh hưởng từ việc này là có vì miếng bánh là miếng bánh chung, chắc chắn sẽ có cạnh tranh. Công ty sẽ phải nâng cao năng lực để cạnh tranh. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn tốt, thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng, miếng bánh lớn lên thì áp lực có nhưng không quá lớn.

Mặt khác, nếu có thêm đối thủ thì khách hàng sẽ có sự so sánh giữa các CTCK, nhìn ra các điểm khác biệt của TPS đối với công ty khác. TPS có những điểm mạnh nhất định khi nằm trong hệ sinh thái TPBank. Chỉ mới tham gia thị trường tư vấn, phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng Công ty đã bắt kịp nhưng người đi đầu và đứng ở top 2.

Liên quan tới vấn đề này, ông Đỗ Anh Tú - Chủ tịch HĐQT TPS khẳng định rằng TPS không phải là công ty chứng khoán của ngân hàng, ngân hàng chỉ là một cổ đông trong đó. Ngân hàng sẽ đồng hành để cộng hưởng phát triển sức mạnh chứ không chi phối ảnh hưởng tới cổ đông. Khi có nhiều CTCK thì hoạt động thị trường sẽ sôi động. Nhà đầu tư tham gia nhiều thì sự sôi động đó sẽ kích thích thị trường phát triển. Canh tranh sẽ thúc đẩy sự phát triển các CTCK, riêng với TPS có thể tìm ra các khía cạnh mới. Tuy nhiên, Công ty vẫn phải coi đây là một thách thức để tập trung phát triển.

Năm 2021, TPS ghi nhận sự tăng trưởng với doanh thu hoạt động đạt 1,346 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 271 tỷ đồng, tăng lần lượt 245% (gấp 3.5 lần) và 162% (gấp 2.6 lần) so với năm 2020, cũng là cao nhất kể từ khi thành lập. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đã vượt hơn 49% so với kế hoạch đề ra (182 tỷ đồng).

Đến hết năm 2021, lợi nhuận giữ lại sau trích các quỹ, dự phòng ghi nhận số tiền hơn 154 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty không phân phối lợi nhuận để phục vụ phát triển kinh doanh.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Masan cùng các doanh nghiệp ký cam kết “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” (11/03/2022)

>   LMI: Nghị quyết Hội đồng quản trị (11/03/2022)

>   SIG: Ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 (11/03/2022)

>   MCM: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (11/03/2022)

>   SSU: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (11/03/2022)

>   QLD: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (11/03/2022)

>   VPW: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (11/03/2022)

>   VTK: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (11/03/2022)

>   NS2: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (11/03/2022)

>   DTA: Nghị quyết HĐQT về việc chuẩn bị tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 (11/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật