Thứ Ba, 08/03/2022 08:44

Đề xuất kéo dài nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu thêm 3 năm

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) tới 15-8-2025, thay vì hạn cuối là 15-8-2022.

NHNN đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu có số dư 384.960 tỉ đồng tại thời điểm cuối tháng 6-2021, cao hơn 2,8% so với cuối năm 2020. Ảnh minh hoạ: Đ.K.

Cơ quan này đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 tới hết ngày 15-8-2025 để tránh tạo khoảng trống pháp lý khi nghị quyết này hết hiệu lực thi hành vào ngày 15-8-2022 và chưa ban hành được luật về xử lý nợ xấu của các TCTD do cần tuân thủ trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42, Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về xử lý nợ xấu của các TCTD.

Để đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định, NHNN kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép áp dụng trình tự thủ tục rút gọn và thông qua nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 tại kỳ họp vào tháng 5-2022.

Đề xuất của NHNN được đưa ra trong bối cảnh Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực vào ngày 15-8-2022 khiến toàn bộ cơ chế xử lý theo nghị quyết này chấm dứt. Như vậy, việc xử lý nợ xấu sẽ thực hiện theo quy định, không ưu tiên áp dụng một số chính sách.

Điều này, theo NHNN, sẽ tác động đến quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC cũng như quá trình tái cơ cấu TCTD. Cụ thể, việc này sẽ khiến khoảng 425.400 tỉ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 tính tới thời điểm 31-5-2021 chưa thể xử lý xong.

Ngoài ra, nợ xấu mới tiếp tục hình thành do đại dịch Covid-19, sẽ phải kéo dài hoặc không thể xử lý được do TCTD thiếu cơ chế tự xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, việc chấm dứt cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 sẽ khiến các TCTD đối mặt với những khó khăn như trước khi có nghị quyết, gồm: làm giảm ý thức tự trả nợ của khách hàng; quyền chủ nợ hợp pháp của các TCTD không được bảo vệ, ảnh hưởng tới niềm tin của công chúng, nhà đầu tư với chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ.

Với rủi ro từ Covid-19, NHNN dự báo nợ xấu tiếp tục tăng cao, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn nợ xấu có thể cao hơn mức 7,5% nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát. Như vậy, nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại do dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của nền kinh tế.

“Việc thực hiện mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức dưới 2% trong thời gian tới là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng”, NHNN cho biết.

Vân Phong

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Phấp phỏng biến động tỷ giá năm 2022 (08/03/2022)

>   [Infographics] Toàn cảnh kết quả kinh doanh ngân hàng năm 2021 (09/03/2022)

>   Hỗ trợ lãi suất - những lo ngại tiềm tàng (06/03/2022)

>   Một tiệm vàng ở An Giang trốn thuế hơn 10.000 tỉ đồng (05/03/2022)

>   Ngập tràn ưu đãi tại Sacombank dịp 8/3  (05/03/2022)

>   SHB miễn trọn đời phí chuyển tiền, tặng tài khoản số đẹp và hàng loạt siêu ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân (05/03/2022)

>   Giá USD tăng tốc lên đỉnh 2 năm (04/03/2022)

>   Nóng: Bắt đối tượng doạ nổ bom cướp ngân hàng ở Hạ Long (04/03/2022)

>   Sacombank tiên phong ra mắt thẻ quốc tế tích hợp 1 chip tại Việt Nam  (04/03/2022)

>   LienVietPostBank giảm phí lên đến 100% dịch vụ chuyển tiền Quốc tế (04/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật