Thứ Tư, 16/03/2022 06:47

Dầu lại giảm mạnh, hiện sụt hơn 27% so mức đỉnh

Giá dầu giảm mạnh vào ngày thứ Ba (15/3), nối dài đà lao dốc vào ngày thứ Hai (14/3), do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, bao gồm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, khả năng suy giảm nhu cầu ở Trung Quốc và giao dịch dỡ bỏ vị thế trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến nâng lãi suất vào ngày thứ Tư (16/3).

Cả hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều rớt mốc 100 USD/thùng vào ngày thứ Ba, cách xa so với mức trên 130 USD/thùng mà chúng ghi nhận được cách đây 1 tuần.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu WTI lùi 6.38% xuống 96.44 USD/thùng. Hợp đồng này đã dao động ở mức thấp 93.53 USD/thùng trong suốt phiên. Hợp đồng dầu Brent mất 6.54% còn 99.91 USD/thùng, sau khi dao động ở mức thấp 97.44 USD/thùng.

“Những lo ngại về tăng trưởng từ làn sóng lạm phát kèm suy thoái (stagflation) Nga – Ukraine, việc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nâng lãi suất trong tuần này, và hy vọng về những tiến triển trong các cuộc đàm phán Nga – Ukraine đang gây áp lực cho giá dầu”, Jeffrey Halley, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định. “Có vẻ như câu ngạn ngữ cũ rằng giải pháp tốt nhất cho vấn đề giá cao, là giá cao, vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Giá dầu thô vượt mốc 100 USD/thùng lần đầu tiên trong nhiều năm kể từ ngày Nga tấn công Ukraine, và giá dầu tiếp tục leo thang khi xung đột gia tăng.

Giá dầu tăng vọt khi nhà đầu tư lo ngại rằng xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ bị gián đoạn. Cho đến nay, Mỹ và Canada đã cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, trong khi Anh cho biết sẽ loại bỏ dần nhập khẩu từ nước này.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu khác, vốn phụ thuộc vào dầu khí của Nga, đã không thực hiện các động thái tương tự.

Trong khi các động thái trừng phạt xảy ra ở một mức độ nhất định, các chuyên gia cho biết ngành năng lượng Nga vẫn đang tìm kiếm đầu ra, bao gồm từ Ấn Độ.

Những động thái mới nhất từ Trung Quốc nhằm hạn chế sự lây lan Covid-19 cũng ảnh hưởng đến giá dầu. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, vì vậy bất kỳ sự suy giảm nào về nhu cầu cũng ảnh hưởng đến giá dầu.

Một thỏa thuận với Iran cũng có thể bổ sung thêm dầu vào thị trường. Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Sergey Lavrov, ủng hộ việc nối lại thỏa thuận, Reuters đưa tin.

Dầu đặc biệt biến động trong những phiên gần đây, trồi sụt liên tục với mọi diễn biến địa chính trị mới.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương: Giá xăng dầu trong nước tăng thấp hơn giá thế giới (15/03/2022)

>   Công ty Trung Quốc bán khí LNG cho châu Âu với giá cao ngất ngưởng (15/03/2022)

>   Những quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới (15/03/2022)

>   Giá dầu sụt thêm 5%, dầu Brent gần rớt ngưỡng 100 USD (15/03/2022)

>   Ông Trần Hoàng Ngân: Vẫn còn dư địa để kiềm chế giá xăng dầu (15/03/2022)

>   Châu Âu có những lựa chọn gì nếu bị Nga cắt khí đốt? (15/03/2022)

>   Đức lo tẩy chay nhiên liệu Nga 'có thể gây ra nạn nghèo đói' (15/03/2022)

>   Dầu WTI có lúc sụt hơn 8%, rớt mốc 100 USD/thùng (15/03/2022)

>   Biện pháp các nước bình ổn thị trường xăng dầu trong nước trước cú sốc về giá (14/03/2022)

>   Mua ít dầu Nga, vì sao giá xăng tại Mỹ vẫn tăng vọt? (14/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật