Thứ Sáu, 11/03/2022 07:48

Dầu Brent rớt ngưỡng 110 USD/thùng

Giá dầu đi xuống trong phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Năm, một ngày sau phiên lao dốc mạnh nhất trong vòng 2 năm, khi Nga cam kết hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng và một số chuyên viên giao dịch cho rằng thị trường đã lo lắng quá mức về tình trạng gián đoạn nguồn cung.

 

Kể từ thời điểm Nga tiến công Ukraine vào ngày 24/02, thị trường dầu đã ghi nhận đợt biến động mạnh nhất trong hai năm. Hôm thứ Tư, dầu Brent chứng kiến phiên rớt giá mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Hai ngày trước đó, giá nhiên liệu này chạm mức cao nhất trong 14 năm tại 139 USD/thùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent giảm 1.81 USD, tương ứng 1.6%, xuống 109.33 USD/thùng sau khi có thời điểm nhảy vọt tới 6.5% trong phiên. Hợp đồng dầu thô WTI rớt 2.68 USD/thùng (tương ứng 2.5%) xuống 106.02 USD/thùng, đánh dấu sự đảo chiều mạnh so với mức tăng hơn 5.7% trong phiên.

Tại một cuộc họp trong ngày thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẽ tiếp tục hoàn thành các cam kết về cung cấp năng lượng theo hợp đồng. Được biết, Nga là một nước sản xuất năng lượng lớn cung cấp 1/3 lượng xăng cho châu Âu và 7% lượng dầu cho toàn cầu.

Hôm thứ Tư, dầu Brent lao dốc 13% sau khi đại sứ quán các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết nước này sẽ khuyến khích Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cân nhắc việc tăng sản lượng.

Tiếp theo thông báo của đại sứ quán, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei cho biết thành viên OPEC này cam kết hoàn thành các thỏa thuận hiện tại với OPEC về việc tăng sản lượng mỗi tháng thêm 400,000 thùng/ngày.

Trong khi UAE và Ả-rập Xê-út vẫn còn nguồn cung dự phòng, một số nhà sản xuất khác thuộc liên minh OPEC+ đang cố gắng đáp ứng các mục tiêu sản lượng vì cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức trong những năm gần đây.

Được biết,Mỹ đang có động thái dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đã áp đặt trong những năm gần đây đối với ngành dầu mỏ Venezuela và cũng đang nỗ lực đạt được thỏa thuận hạt nhân với Tehran, qua đó có thể dẫn tới việc gia tăng nguồn cung dầu. Thị trường cũng dự đoán Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có thể xuất thêm nhiều dầu mỏ từ kho dự trữ và kỳ vọng sản lượng tại Mỹ sẽ ngày càng tăng cao.

Một số chuyên viên giao dịch không đồng tình rằng đà phục hồi đã chấm dứt. Một số cho rằng đà giảm giá gần đây có thể phần nào do hoạt động chốt lời, với dẫn chứng rằng giá dầu vẫn còn tăng hơn 15% kể từ khi cuộc tiến công xảy ra.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Goldman Sachs: Thế giới có thể đối mặt một cú sốc năng lượng lịch sử (10/03/2022)

>   Bị Mỹ cấm nhập dầu, Nga tìm ai mua thay thế? (10/03/2022)

>   Bộ Tài chính 'chốt' đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường 2,000 đồng/lít xăng (10/03/2022)

>   Nhật Bản sẽ không cấm nhập khẩu dầu từ Nga (10/03/2022)

>   Thị trường hàng hóa hạ nhiệt (10/03/2022)

>   Lại xảy ra tình trạng ‘hết xăng’ trước ngày điều chỉnh giá (10/03/2022)

>   Rystad Energy: Giá dầu Brent có thể lên 240 USD/thùng (10/03/2022)

>   Giá xăng ngày mai tăng hơn 3.000 đồng/lít? (10/03/2022)

>   Sụt 13%, dầu Brent có phiên giảm mạnh nhất từ tháng 4/2020 (10/03/2022)

>   Dầu Brent giảm 5% về 121 USD/thùng (09/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật