Thứ Sáu, 25/03/2022 10:18

Amazon đầu tư xây dựng 10 trung tâm dữ liệu khu vực ở Việt Nam và châu Á

Amazon có kế hoạch bổ sung mạng lưới các trung tâm dữ liệu khổng lồ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bằng cách xây thêm các trung tâm dữ liệu khu vực nhỏ hơn. Theo Nikkei Asia, Amazon đã thông báo họ sẽ xây dựng 10 trung tâm dữ liệu địa phương ở sáu quốc gia: Úc, Ấn Độ, New Zealand, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Bên trong một trung tâm dữ liệu của Amazon Web Services. Tập đoàn sẽ xây thêm 10 trung tâm dữ liệu nhỏ tại Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: AWS

Amazon Web Services (AWS) cung cấp cho khách hàng nhiều giải pháp kỹ thuật số, chẳng hạn như lưu trữ và xử lý dữ liệu. Giống như các đối thủ đồng hương to lớn là Microsoft và Google hoặc những gã khổng lồ như Alibaba và Tencent của Trung Quốc, AWS đang chạy đua để xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn trị giá hàng tỉ đô la ở châu Á.

Châu Á cần trung tâm dữ liệu nhỏ hơn

Phil Davis, giám đốc phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của AWS, nói rằng AWS đã nhận ra cơ hội mới. “Chúng tôi nhận ra rằng các nước nhỏ hơn có thể không cần đến các trung tâm siêu dữ liệu. Họ cần cơ sở hạ tầng nội địa nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có nhiều dự án nhỏ hơn trong tương lai”, Phil Davis nói với Nikkei Asia.

Các trung tâm dữ liệu địa phương của Amazon nhỏ hơn các trung tâm siêu dữ liệu và công ty gọi đây “AWS Region” – hay trung tâm dữ liệu nhỏ hơn hay trung tâm dữ liệu khu vực.

AWS Region bao gồm một cụm các cơ sở trung tâm dữ liệu, cung cấp cho khách hàng khả năng dự phòng và phục hồi. Amazon đã tiêu tốn hàng tỉ đô la để thiết lập cơ sở hạ tầng này. Amazon hiện có tám “AWS Region” như thế này ở châu Á – Thái Bình Dương, gồm Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Hồng Kông.

Ngoài các AWS Region, Davis cho biết Amazon sẽ tiếp tục xây dựng thêm các trung tâm siêu dữ liệu ở thành phố Auckland ở New Zealand và thành phố Hyderabad của Ấn Độ.

Nhưng bằng cách xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu nhỏ hơn, Phil Davis giải thích, công ty sẽ có thể củng cố vị thế của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Các trung tâm nhỏ sẽ cho phép khách hàng AWS chạy các dịch vụ “nhạy cảm với độ trễ” như chơi game trong thời gian thực và phát video trực tiếp cũng như các ứng dụng mới – bao gồm lái xe tự hành và thực tế ảo – trong toàn khu vực. Ông Davis nói khách hàng sẽ có thể “xây dựng và triển khai các ứng dụng yêu cầu độ trễ cực kỳ nhỏ trong quá trình truyền và xử lý dữ liệu, ở mức một con số của một phần ngàn của mili giây”.

Các trung tâm dữ liệu địa phương sẽ giúp người dùng tuân thủ tốt hơn các quy định và yêu cầu về chủ quyền dữ liệu tại các quốc gia tương ứng. Việt Nam đang có kế hoạch đưa ra các quy tắc mở, quản lý việc sử dụng và truyền tải dữ liệu. Còn ở Indonesia, các cơ quan quản lý tài chính đang yêu cầu ngày càng nhiều quy trình xử lý dữ liệu phải được thực hiện trong nước. “Vấn đề chủ quyền dữ liệu giờ đã trở thành chủ quyền quốc gia mà bất cứ ai cũng thận trọng”, CEO Davis giải thích.

Điện toán đám mây chiếm 70% doanh thu hợp nhất

Kể từ khi gã khổng lồ thương mại điện tử đi tiên phong trong dịch vụ điện toán đám mây cách đây 16 năm, AWS đã lớn nhanh và trở thành “cỗ máy in tiền” cho Amazon.

AWS chiếm hơn 70% thu nhập hoạt động hợp nhất của Amazon trong năm tài chính gần đây nhất, tăng hơn 36% hàng năm.

Mặc dù Amazon không tiết lộ sự phân chia theo khu vực về doanh thu và lợi nhuận của AWS, Davis đề cập rằng khu vực mà ông giám sát “thuộc loại tăng trưởng tương đương.”

Theo Synergy Research Group, Amazon giữ thị phần hàng đầu trên 30% trên thị trường đám mây toàn cầu trong quý 4-2021, xếp trên Microsoft, Google và Alibaba. Amazon cũng là công ty dẫn đầu thị trường ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chiếm vị trí hàng đầu trong tất cả các khu vực ngoại trừ Trung Quốc, nơi Alibaba đang giữ vị trí đầu.

Nhà phân tích trưởng John Dinsdale của Synergy Research Group nói rằng: “Trung Quốc vẫn là thị trường duy nhất do các công ty địa phương thống lĩnh. Trong khi đó, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các nhà cung cấp dịch vụ cloud toàn cầu phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Một số công ty địa phương cũng đang thách thức các gã khổng lồ”.

AWS cho biết họ có “hàng triệu khách hàng” từ các công ty khởi nghiệp đến các đại tập đoàn và các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới.

Khi được hỏi về bối cảnh cạnh tranh trong khu vực, Davis nhấn mạnh: “Chúng tôi có mặt ở đây sớm và lâu nhất… Chúng tôi có lợi thế đáng kể so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác”.

Ricky Hồ

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nghiên cứu siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ (25/03/2022)

>   Doanh nghiệp gặp khó thế nào khi xuất hàng sang Nga? (25/03/2022)

>   Doanh nghiệp dệt may xuất khẩu liên tục có đơn hàng (24/03/2022)

>   Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng (24/03/2022)

>   SME: Hãy bắt đầu từ những mục tiêu 'nhỏ' (24/03/2022)

>   Chính thức giảm 2,000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 01/04 (23/03/2022)

>   Phát triển cảng biển giúp hàng hóa xuất khẩu ĐBSCL 'cất cánh' (23/03/2022)

>   TP.HCM sẽ tăng tỉ lệ ngân sách để lại cho TP Thủ Đức (23/03/2022)

>   Nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN để đáp ứng tình hình mới (23/03/2022)

>   Giá thép tiếp tục tăng mạnh: Chủ đầu tư phải cân đối lại chi phí (23/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật