Thứ Bảy, 12/02/2022 10:00

Tất tần tật về cổ tức (Phần 3): Cổ tức hay 'tức tận cổ'?

Trên thị trường chứng khoán, có một số nhà đầu tư sử dụng chiến lược đầu tư cổ phiếu để “ăn” cổ tức. Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến trái chiều cho rằng: “Ăn cổ tức có mà tức tận cổ!”

* Tất tần tật về cổ tức (Phần 2): Chọn cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn?

* Tất tần tật về cổ tức (Phần 1): Khái niệm và ý nghĩa của cổ tức

Cổ tức hay “tức tận cổ’? Đồ họa: Tuấn Trần

Bị đóng thuế thu nhập bắt buộc

phần 1, chúng ta đã tìm hiểu cổ tức có ý nghĩa thế nào đối với doanh nghiệp.

Quay về phía góc nhìn của nhà đầu tư, việc chia cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu cũng không đem lại thêm bất kỳ lợi nhuận gia tăng trong tài khoản. Nôm na là tiền chỉ chạy từ túi này sang túi khác, tiền không đẻ thêm tiền.

Với chia cổ tức bằng tiền mặt, một số cổ đông cảm thấy “tức tận cổ” khi phải trả thuế đến 2 lần. Lần đầu tiên là thuế thu nhập doanh nghiệp (khoảng 20-22%) tính trên lãi công ty cổ phần đem về. Thứ 2 là thuế thu nhập cá nhân cho lượng cổ tức cổ đông nhận được (cố định 5%); nghĩa là nếu Công ty trả cổ tức 20 triệu đồng, cổ đông chỉ thực nhận 19 triệu đồng (1 triệu đồng là tiền thuế thu nhập cá nhân).

Theo quy định mới ban hành, cổ tức bằng cổ phiếu cũng phải đóng thuế thu nhập cá nhân như chia bằng tiền mặt, với tỷ lệ 5% (khi bán ra). Đây là điều khiến nhà đầu tư không dễ chấp nhận, do cổ phiếu đã bị pha loãng, làm giảm giá trị mà còn phải đóng thuế.

Nhà đầu tư phải đóng thuế khi nhận cổ tức

Chia bằng cổ phiếu: Pha loãng cổ phiếu, rủi ro nhận cổ phiếu lẻ

Trong trường hợp cổ tức trả bằng cổ phiếu, vốn hóa doanh nghiệp vẫn không hề thay đổi. Trong khi đó, lượng cổ tức mới phát hành phải sau vài tuần, thậm chí vài tháng mới về tài khoản để có thể bán được. Nhà đầu tư mất sự chủ động trong giao dịch với lượng cổ tức này.

Hơn nữa, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến một vài trường hợp phát sinh cổ phiếu lẻ khó bán hoặc bán với giá bất lợi. Ví dụ như cổ phiếu MWG có thời điểm giá khoảng 130,000 đồng, nếu “bị kẹt” 90 cp lẻ thì số tiền cũng khá đáng kể (gần 12 triệu đồng) với nhà đầu tư cá nhân.

Chia cổ tức bằng cổ phiếu gây rủi ro nhận cổ phiếu lẻ

Những ngộ nhận về cổ tức

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư mới hay còn gọi là nhà đầu tư F0 thường hiểu chưa đúng về cổ tức trong thời gian đầu tham gia thị trường chứng khoán.

Tổng hợp từ các bài viết trước, chúng ta có thể thấy 3 ngộ nhận chủ yếu gồm: Thứ nhất, cổ tức không làm tăng thêm giá trị tài khoản; thứ hai, cổ tức tiền mặt tính trên mệnh giá 10,000 đồng chứ không phải theo thị giá; và thứ ba, giá cổ phiếu giảm do chốt quyền chứ không phải giảm về vùng giá rẻ hơn.

Cũng có những nhà đầu tư dài hạn nhằm mục đích nhận cổ tức cao hơn lãi gửi ngân hàng, song sau một thời gian thì nhận thấy phần thị giá sụt đi còn cao hơn cả cổ tức thu được.

Những ngộ nhận này dễ khiến nhà đầu tư hoang mang, bực tức, và thậm chí đưa ra nhận định/quyết định mua bán chưa phù hợp, có thể gây tổn hao đến túi tiền đầu tư.

Ngộ nhận về cổ tức có thể dẫn đến quyết định sai lầm

Đầu tư “ăn” cổ tức: Nên chọn doanh nghiệp kinh doanh tốt, bền vững

Về cơ bản, đầu tư nhằm “ăn” cổ tức là một chiến lược có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định và tương đối cao trong bối cảnh lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm như hiện nay.

Nếu theo đuổi chiến lược này, nhà đầu tư cần hiểu rõ đặc điểm của cổ tức, đặc biệt là cổ tức tiền mặt. Khi các công ty chia cổ tức tiền mặt chứng tỏ là đơn vị đó có dư dả tiền mặt, kinh doanh có lãi. Khi doanh nghiệp kinh doanh tăng trưởng, tạo ra dòng tiền tích cực để trả cổ tức tiền mặt cao thì nhiều khả năng đó là doanh nghiệp tốt, và cổ phiếu sở hữu tiềm tăng giá mạnh.

Các chuyên gia chứng khoán chỉ ra rằng: Khi cổ phiếu của một doanh nghiệp tốt điều chỉnh giá do chia cổ tức, mức giá thấp sẽ kích thích một bộ phận lớn nhà đầu tư mua vào với tâm lý giá rẻ và chính điều này đã “kéo” giá tăng trở lại.

Như vậy, nhà đầu tư lúc nhận được hưởng lợi nhuận kép gồm cổ tức được chia và chênh lệch giá tăng. Có thể thấy, chiến lược này thường chỉ phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh tốt, tăng trưởng bền vững.

Cơ hội có lợi nhuận kép khi đầu tư vào doanh nghiệp tốt

Tựu trung lại, đầu tư cổ phiếu để hưởng cổ tức cũng là một chiến lược đáng quan tâm giữa bối cảnh lãi suất ngân hàng duy trì thấp. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm vẫn có thể hưởng lợi nhuận kép gồm cổ tức và chênh lệch giá cổ phiếu tăng. So với con số thuế 5% tính trên cổ tức, khoản lợi nhuận này hoàn toàn ngọt ngào chứ không hề “tức cổ” một chút nào!

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   TCBS: Thông báo về ngày chi trả cổ tức theo phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 (07/01/2022)

>   Tất tần tật về cổ tức (Phần 2): Chọn cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu có lợi hơn? (05/02/2022)

>   SFI: Công văn của UBCKNN về việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 (06/01/2022)

>   VCB: Báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (06/01/2022)

>   DL1: CBTT Công văn UBCKNN về việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (06/01/2022)

>   S96: Hoãn thời gian trả cổ tức năm 2010 (06/01/2022)

>   L12: Thay đổi ngày thanh toán cổ tức (06/01/2022)

>   S96: Thay đổi ngày thanh toán cổ tức (06/01/2022)

>   GAB: Thông báo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (05/01/2022)

>   TNH: Thông báo công văn của UBCKNN về việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của TNH (05/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật