Thứ Năm, 10/02/2022 09:06

Mổ xẻ 'lình xình' tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn

Việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khó khăn tài chính phải giảm công suất, ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trong nước đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho việc đàm phán liên doanh liên kết của doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp thuộc ngành quan trọng của nền kinh tế.

* Bộ Công Thương: PVN đã đưa ra quyết sách để duy trì lọc dầu Nghi Sơn

* Nguy cơ dừng hoạt động Lọc dầu Nghi Sơn: Sẽ tái cấu trúc tổng thể

Những ngày gần đây, một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, giảm thời gian bán hàng do thiếu nguồn cung xuất phát từ việc giảm công suất Nhà máy lọc dầu (NMLD) Nghi Sơn. Ngày 9/2, trao đổi với chúng tôi, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, PVN chỉ là doanh nghiệp sản xuất, là “mắt xích” trong chuỗi giá trị của sản phẩm xăng dầu. Do đó, để giải quyết việc khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong nước rất cần giải pháp tổng thể từ cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, các địa phương…

Hiện nay, nguồn cung xăng dầu trong nước đến từ 2 NMLD Nghi Sơn (thuộc Cty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn -NSRP) và NMLD Dung Quất (thuộc Cty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn-BSR), đáp ứng khoảng 75% nhu cầu thị trường. Dù là 2 NMLD chủ lực của cả nước nhưng hiệu quả hoạt động của 2 nhà máy này hoàn toàn trái ngược nhau.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính. Ảnh: PVN

Năm 2021, lợi nhuận của BSR (đơn vị vận hành, quản lý NMLD Dung Quất) ước đạt 6.000 tỷ đồng- mức lợi nhuận kỷ lục từ trước tới nay. NMDL Dung Quất có công suất ổn định, đạt 100% kế hoạch với sản lượng 6,5 triệu tấn sản phẩm xăng dầu. Tháng 1/2022, trước thực tế nhu cầu xăng dầu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và nguồn cung trong nước gặp khó khăn, BSR đã tăng công suất NMLD Dung Quất lên 103%. Ngay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, BSR nhập dầu thô để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Trái ngược với bức tranh tươi sáng của NMLD Dung Quất, NMLD Nghi Sơn từ cuối năm 2021 đã phải giảm công suất, thậm chí đứng trước nguy cơ dừng hoạt động vì khó khăn tài chính. NSRP được thành lập vào tháng 4/2008 do 4 thành viên góp vốn (gồm PVN, Công ty Dầu khí quốc tế Cô-Oét, Cty Idemisui Kosan Nhật Bản và Cty Hóa chất Mitsui Nhật Bản). Đại diện của Việt Nam trong liên doanh NSRP với vốn góp 25,1%, PVN cho biết, khó khăn tài chính (của NSRP) xuất phát từ công tác quản trị do phía nước ngoài điều hành còn nhiều bất cập. Với vai trò nước chủ nhà, PVN đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết và đã liên tục có nhiều văn bản, ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy tiến độ dự án, cải thiện công tác quản lý quản trị nhằm tăng hiệu quả hoạt động của NSRP.

“PVN đang nỗ lực đàm phán, thuyết phục và thống nhất với các bên góp vốn nước ngoài về giải pháp tái cấu trúc tổng thể NSRP nhằm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả công ty cũng như đảm bảo quyền lợi của PVN và phía Việt Nam”, đại diện PVN nói.

Việt Nam chỉ chiếm 25,1% vốn góp NSRP

Có một điều “lạ” là, nhà máy được xây dựng với sứ mệnh nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nhưng vốn góp của Việt Nam (tại NMLD Nghi Sơn) chỉ chiếm 25,1%, không đủ quyền quyết định những vấn đề quan trọng của nhà máy. Lý giải về tỷ lệ vốn góp này, 1 lãnh đạo PVN cho biết, dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn ra đời trong bối cảnh Việt Nam cần tìm nguồn cung xăng dầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong bối cảnh, nguồn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ ngày càng cạn kiệt, Việt Nam phải tìm nguồn cung dầu thô.

“Việc lựa chọn liên doanh với đối tác nước ngoài tại dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn nhằm đa dạng nguồn cung dầu thô làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy hoạt động. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất để lựa chọn đối tác liên doanh. Đối tác liên doanh cam kết cung cấp đầy đủ nguyên liệu dầu thô đầu vào. Ngoài ra, liên doanh còn cung cấp công nghệ lọc dầu và phân tán rủi ro; đa dạng hóa hình thức đầu tư để có vốn phát triển”, đại diện PVN nói.

Bên cạnh đó, việc xây dựng NMLD Nghi Sơn còn nhằm đóng góp cho ngân sách, đóng góp xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng. Theo các chuyên gia, việc NMLD Nghi Sơn khó khăn tài chính phải giảm công suất, ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trong nước rất đáng để xem xét mổ xẻ câu chuyện đàm phán liên doanh liên kết của doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp thuộc ngành quan trọng của nền kinh tế.

Ngọc Linh

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Muốn đưa hàng ra thế giới, doanh nghiệp phải nắm luật chơi (09/02/2022)

>   Buộc thôi việc đối với Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường (09/02/2022)

>   Xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD trong dịp Tết Nguyên đán (09/02/2022)

>   Việt Nam trên đà thành trung tâm sản xuất toàn cầu mới (09/02/2022)

>   Chủ tịch Quốc hội: Dệt may Việt Nam không thể cứ gia công mãi (09/02/2022)

>   Nhà đầu tư ngoại rót gần nửa tỉ đô la thâu tóm doanh nghiệp Việt trong tháng 1 (08/02/2022)

>   Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế từ tháng 3/2022 (08/02/2022)

>   Phát triển TP Thủ Đức thành khu vực dẫn dắt kinh tế TP.HCM (08/02/2022)

>   Bộ GTVT: 90% ôtô dán thẻ ETC vào tháng 6/2022 là khó khả thi (08/02/2022)

>   Số doanh nghiệp tại TPHCM hoạt động trở lại tăng gần 500% (08/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật