Thứ Tư, 09/02/2022 17:10

Hồi phục sau đại dịch, ngành thép bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định

Sau hai năm kinh doanh đột biến, ngành thép - tôn mạ được dự báo sẽ đi vào quỹ đạo mới, phát triển ổn định và bền vững hơn trong năm 2022.

Các nhà sản xuất lớn trong ngành thép lạc quan dự đoán nhiều triển vọng tích cực ở phía trước, giá thép tiếp tục neo cao, vấn đề hàng tồn kho tăng khi nhu cầu suy yếu sẽ sớm được dẹp bỏ.

Trong năm 2022, ngành thép được kỳ vọng nối dài đà tăng trưởng khi các nước bắt đầu phục hồi sau đại dịch, nhu cầu hàng hóa đẩy lên cao do bị “dồn nén” từ trước và các vấn đề về chuỗi cung ứng giảm bớt, bên cạnh sự hỗ trợ từ nhiều gói kích thích được bơm vào để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.

Nhiều tổ chức dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục trở lại từ năm 2022. Theo đó, GDP của Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng: Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo mức tăng 5.5%; Standard Chartered dự báo mức tăng 6.7%; HSBC dự báo mức tăng 6.5%… và Chính phủ đặt mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6 - 6.5%.

Trong khi đó, sản xuất tại các nước đang phát triển (ngoài Trung Quốc) hồi phục không quá mạnh mẽ do vẫn chịu ảnh hưởng bởi các làn sóng Covid-19 khi chưa đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao.

Nhiều yếu tố khác như Trung Quốc buộc các nhà máy giảm sản lượng để tổ chức sự kiện Olympics 2022, phong trào giảm ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng từ các nhà máy lâu đời tại châu Âu tác động mạnh đến ngành thép, vấn đề thiếu hụt chip trong sản xuất ô tô được cải thiện dẫn đến nhu cầu thép sản xuất ô tô tăng và sẽ tiếp tục làm nhu cầu tiêu thụ thép còn tăng cao.

Ngoài ra, Bloomberg và các chuyên gia cho rằng trong năm 2022 giá kim loại công nghiệp dù mức tăng thấp hơn so với đỉnh năm 2021 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với lịch sử. GDP toàn cầu được dự đoán duy trì tăng trưởng mạnh mẽ cùng với việc mở rộng sản xuất công nghiệp, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tại Mỹ, châu Âu sẽ hỗ trợ nhu cầu kim loại và sản phẩm tôn thép.

Sau khi đạt doanh số quý 4/2021 và tháng 1/2022 cao kỷ lục, Tôn Đông Á tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng thị phần, tận dụng tốt cơ hội khi xu hướng đặt hàng của các công ty còn cao do nguồn cung tại thị trường mà Tôn Đông Á đang xuất khẩu vẫn thiếu.

Năm 2021, dù dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế, Tôn Đông Á cho biết công ty không ngừng bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào nhờ việc tập trung tốt cơ hội, linh hoạt chuyển đổi thị trường từ nội địa sang xuất khẩu giúp sản lượng xuất khẩu cả năm tăng 136% so với cùng kỳ. Doanh thu 2021 đạt hơn 25,200 tỷ đồng (157% so với kế hoạch). Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1,200 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ.

Trên tiêu chí đầu tư công nghệ hiện đại, đồng bộ và chuỗi sản xuất khép kín, hiện nay, Tôn Đông Á sẽ tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, tiết giảm tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, giảm xả thải ra môi trường và khai thác tốt hiệu suất nhà máy, tối ưu hóa chi phí hoạt động.

Theo đại diện công ty, thị trường nội địa vẫn còn dư địa lớn nên Tôn Đông Á tiếp tục gia tăng công suất, mở rộng thị phần và đầu tư trong giai đoạn hiện nay đến 2028. Song song với việc hoàn thành thương vụ IPO và niêm yết trên HOSE trước quý 3/2022, Tôn Đông Á đang hợp tác với công ty sản xuất thép hàng đầu thế giới để đầu tư dự án nhà máy Tôn Đông Á thứ 3 và dự kiến đạt 1.2 triệu tấn/năm trong 5 năm sắp tới để đáp ứng sự nhu cầu thép lá mạ sử dụng trong xây dựng và sản xuất công nghiệp ngày càng tăng. Theo đó, nhà máy này sẽ cung cấp tôn mạ chất lượng cao cho ngành xây dựng, thiết bị gia dụng và xe hơi và đây là một thị trường lớn đang bùng nổ tại Việt Nam.

Với CTCP Tôn Đông Á, bên cạnh phát triển thị trường, Công ty còn chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm còn đặc biệt quan tâm đến “sản xuất xanh - sản phẩm xanh”, công ty cũng ứng dụng công nghệ số phục vụ sản xuất kinh doanh, quản trị để tăng sức cạnh tranh hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp dẫn đầu.

FILI

Các tin tức khác

>   EMS: EMS_CBTT vv Báo cáo tài chính quý 4/2021 và công văn giải trình Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Qúy 4/2021 thay đổi so với cùng kỳ năm 2020 (09/02/2022)

>   DT4: Nghị quyết Hội đồng quản trị (09/02/2022)

>   GE2: Báo cáo tài chính quý IV năm 2021 và Giải trình báo cáo tài chính quý IV năm 2021 (09/02/2022)

>   DRI: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/02/2022)

>   DNH: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/02/2022)

>   ACV: Báo cáo tài chính quý 4/ 2021 (HN + TH) (09/02/2022)

>   DTG: Về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2021 (09/02/2022)

>   ATB: Báo cáo tài chính quý 4/ 2021 (09/02/2022)

>   DSG: Giải trình liên quan đến Báo cáo tài chính quý 4/ 2021 (09/02/2022)

>   CC4: Báo cáo tài chính quý 4/ 2021 (09/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật