Thứ Bảy, 12/02/2022 11:18

“Đòn bẩy mới” cổ phần hóa

Các quy định sửa đổi về cổ phần hóa (CPH), thoái vốn Nhà nước được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhanh CPH trong năm nay.

Năm 2021 là một năm “không có nhiều điểm nhấn” với CPH và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), khá trái ngược với sự sôi động của thị trường chứng khoán (TTCK).

Saigon Tourist kỳ vọng sẽ sớm có phương án CPH sau khi tháo gỡ những vướng mắc về định giá tài sản.

Kỳ vọng mới

Số liệu từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho thấy chỉ có 3 DNNN được CPH trong năm 2021; số doanh nghiệp chưa hoàn thành CPH theo kế hoạch lên tới 89 đơn vị.

Tuy nhiên, tiến độ CPH DNNN được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong năm nay. Bởi vì đến nay, hệ thống cơ chế chính sách về CPH, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ, trong đó đã quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung như về điều kiện CPH gắn với phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, hướng dẫn phương án sử dụng đất khi CPH; bãi bỏ nội dung quy định về xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có) vào giá trị doanh nghiệp CPH; bổ sung quy định về kiểm kê tài sản chuyên ngành, xử lý đối chiếu nợ đối với tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực viễn thông…

Chờ những thương vụ hấp dẫn

Trong số những doanh nghiệp thuộc đối tượng CPH, thoái vốn, những tên tuổi đáng được mong đợi nhất là BVH. Theo kế hoạch, Bộ Tài chính sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại BHV từ 71% xuống dưới 65%, do bảo hiểm không phải lĩnh vực mà Nhà nước nắm giữ từ 65% trở lên.

Ở nhóm doanh nghiệp chưa lên sàn, Mobifone, Satra, Saigon Tourist là những cái tên sáng giá IPO tương lai. Nếu như Mobilfone được chờ đợi từ lâu, thì Satra được đánh giá rất cao do Nhà nước dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu từ 100% xuống còn 50%. Hơn nữa, đây là doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, phân phối và bán lẻ có giá ở Việt Nam. Riêng Saigon Tourist cũng được kỳ vọng sẽ sớm có phương án CPH sau khi tháo gỡ những vướng mắc về định giá tài sản.

Ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia tài chính cho rằng tuy trong năm 2022 Chính phủ không bị áp lực cao về thu hồi vốn Nhà nước để “tiêu ngay” khi gói hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng đã được thông qua, nguồn lực huy động cũng như các dư địa sẽ được khai thác ở cả tiền tệ - tài khoá một cách phù hợp; song hoạt động CPH và thoái vốn Nhà nước vẫn cần được đẩy mạnh. “Điều đó không chỉ đảm bảo kế hoạch đã đề ra, mà còn là phương án đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng quản lý DNNN; đồng thời góp phần tăng chất lượng hàng hóa của TTCK, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư”, ông Hoàn nhận định.

Lê Mỹ

Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Các tin tức khác

>   Tôn Đông Á: Thông báo điều chỉnh chào bán cổ phiếu ra công chúng (11/02/2022)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Châu Đức (17/01/2022)

>   Nova Consumer sắp IPO gần 11 triệu cp với giá 43,462 đồng/cp (14/01/2022)

>   HOSE: Thông báo mời chào đại lý đấu giá CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (10/01/2022)

>   Tôn Đông Á: Doanh nghiệp thép lá mạ lớn thứ 3 tại Việt Nam công bố IPO (08/01/2022)

>   Thế Giới Di Động: Phình to có đáng lo? (30/01/2022)

>   “Cú hích” thị trường vốn (03/01/2022)

>   Thông báo kết quả đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (28/12/2021)

>   HOSE: Thông báo kết quả đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (28/12/2021)

>   Phiên đấu giá của LAS sẽ không được tổ chức (28/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật