Thứ Hai, 21/02/2022 09:00

Doanh nghiệp dệt may vượt kế hoạch kinh doanh

Những khó khăn do đại dịch Covid-19 giúp các doanh nghiệp dệt may chứng tỏ bản lĩnh trên thương trường khi vẫn duy trì tăng trưởng, khép lại năm 2021 với một kết quả khá tích cực.

Theo VITAS (Hiệp hội dệt may Việt Nam), việc sản xuất của doanh nghiệp được khôi phục vào cuối năm 2021 đã giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019. Trong đó, hàng may mặc đạt 28.9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5.5 tỷ, tăng trên 49%, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với 15.9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3.7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3.6 tỷ USD và Trung Quốc đạt 4.4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi.

Trong 26 doanh nghiệp dệt may trên sàn công bố kết quả kinh doanh năm 2021, có 19 doanh nghiệp tăng lãi, 4 doanh nghiệp giảm lãi, 1 doanh nghiệp báo lỗ và 2 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi. Tổng doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp này là 64,569 tỷ đồng (tăng 7%) và 3,483 tỷ đồng (tăng 55%).

Tăng trưởng bất chấp làn sóng Covid-19

Dẫn đầu đà tăng là Tổng CTCP Dệt may Hà Nội (UPCoM: HSM) với số lãi ròng gần 62 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ. Công ty cho biết, nhu cầu của thị trường sản phẩm sợi có nhiều thuận lợi trong quý cuối năm do các đơn hàng lớn nên đã tăng được năng suất, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) cũng ghi nhận kết quả khả quan với lãi ròng đạt 857 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2020. Đây cũng là con số cao kỷ lục kể từ khi “ông lớn” ngành dệt may đi vào hoạt động đến nay.

Theo VGT, ngay từ giữa năm, các đơn vị sợi trong Tập đoàn đã dự báo được việc giá bông thế giới có xu hướng tăng cao, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp, tích trữ lượng bông lớn với giá thành rẻ. Thời điểm quý 4, khi giá bông bắt đầu tăng khiến giá bán sợi tăng theo, hệ thống sợi của VGT đã thu được kết quả tương đối tích cực.

Không chỉ vậy, sản lượng sản xuất và xuất bán trong quý cuối năm cũng cao hơn so với mọi năm do các đơn vị trong Tập đoàn đẩy mạnh hoạt động sản xuất sau thời gian gián đoạn vì dịch bệnh.

Một loạt các đơn vị khác trong ngành cũng đua nhau báo lãi hơn trăm tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2020 là STK, MSH, TNG, PPH

Doanh nghiệp dệt may báo lãi ròng tăng trưởng trong năm 2021. Đvt: Tỷ đồng

Nỗi ám ảnh chi phí neo cao

Trong khi phần đông doanh nghiệp lần lượt khoe lãi lớn, một số công ty lại đón kết quả đáng buồn. Doanh thu không đủ bù chi phí khiến Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE: FTM) tiếp tục báo lỗ, nâng tổng lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2021 lên gần 420 tỷ đồng. Nếu BCTC kiểm toán năm 2021 không có sự thay đổi nào, cổ phiếu FTM sẽ bị hủy niêm yết do thua lỗ liên tiếp trong 3 năm liền.

Ở một góc khác, doanh thu gần như đi ngang trong khi loạt chi phí đua nhau tăng khiến cho lãi ròng năm 2021 của Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSETCM) giảm 48%, xuống còn 142.5 tỷ đồng. Biên lãi gộp của đơn vị giảm từ 18% về mức 15% và lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cũng giảm 48%, xuống còn 1,700 đồng.

Tương tự, Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) cũng “ngậm ngùi” với kết quả lãi ròng 2021 gần 84 tỷ đồng, giảm 41% so với năm trước. Đây cũng là kết quả thấp nhất trong 13 năm trở lại đây của VGG.

Doanh nghiệp dệt may báo lãi giảm trong năm 2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

73% đơn vị vượt kế hoạch lợi nhuận 2021

Năm 2021 khép lại, có đến 19/26 doanh nghiệp dệt may công bố vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm. Những cái tên lớn góp mặt trong danh sách là HTM, GMC, HSM, VGT, GIL

3 doanh nghiệp chưa thực hiện được 75% mục tiêu lợi nhuận 2021 là VGG, TDT, TCM.

Doanh nghiệp dệt may thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2021.Đvt: %
(*) Lợi nhuận sau thuế

Giá cổ phiếu leo dốc

Tại thời điểm cuối năm 2021, hầu như toàn bộ các đơn vị đều ghi nhận giá cổ phiếu tăng so với hồi đầu năm, ngoại trừ TDT. Đáng chú ý, dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong năm nhưng FTM lại là đơn vị có giá cổ phiếu tăng mạnh nhất trong ngành với mức tăng gấp gần 6 lần. Liền sau đó là ADS, STK, VGTTNG.

Biến động giá cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp dệt may trong năm 2021
Nguồn: VietstockFinance

Với kết quả khả quan trong năm 2021, nhiều chuyên gia dự báo thị trường dệt may Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tốt cùng nền kinh tế trong năm 2022.

VITAS cho biết, Hiệp hội đã xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản. Kịch bản tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42.5-43.5 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý 1/2022. Kịch bản trung bình đạt 40-41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm. Kịch bản thấp nhất đạt 38-39 tỷ USD, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022.

Động lực nào thúc đẩy doanh nghiệp dệt may tăng tốc trong năm 2022?

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   TVB: Đính chính Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2021 (18/02/2022)

>   FUEIP100: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 11/02/2022 đến 17/02/2022 (18/02/2022)

>   FUEMAV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 11/02/2022 đến 17/02/2022 (18/02/2022)

>   PTG: Điều chỉnh một số nội dung tại Nghị quyết Hội đồng quản trị số 01/2022-NQ-HĐQT ngày 06/01/2022 (19/02/2022)

>   PTG: Báo cáo tài chính năm 2021 (19/02/2022)

>   PTG: Báo cáo tài chính năm 2021 (Công ty mẹ) (19/02/2022)

>   FUESSV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 11/02/2022 đến 17/02/2022 (18/02/2022)

>   PCE: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (18/02/2022)

>   NET: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (18/02/2022)

>   SJE: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (18/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật