Thứ Sáu, 18/02/2022 08:26

Các nhà đầu tư quốc tế "săn đón" chứng khoán Trung Quốc

Trong tháng 1/2022, dòng tiền đổ vào các quỹ chứng khoán của Trung Quốc đại lục đạt 16,6 tỷ USD, đây lần thứ tư dòng vốn hàng tháng vượt 10 tỷ USD kể từ sau đại dịch COVID-19 bùng phát.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)

Các nhà đầu tư quốc tế đang đổ nhiều tiền hơn vào chứng khoán Trung Quốc, ngay cả khi các nhà đầu tư trong nước vẫn tỏ ra thận trọng về thị trường Trung Quốc đại lục.

Theo công ty nghiên cứu EPFR Global, trong tháng 1/2022, dòng tiền đổ vào các quỹ chứng khoán của Trung Quốc đại lục đạt 16,6 tỷ USD, đây lần thứ tư dòng vốn hàng tháng vượt 10 tỷ USD kể từ sau đại dịch COVID-19 bùng phát.

Số liệu thống kê cho thấy, dòng vốn đổ vào trong tháng 12/2021 đạt gần 11 tỷ USD.

Cameron Brandt, Giám đốc nghiên cứu tại EPFR, nhận định sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc đã gia tăng trong quý 4/2021, khi một số nhà đầu tư tổ chức cho rằng trong số các thị trường mới nổi, Trung Quốc là một sân chơi an toàn trong năm nay. Trong khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã giảm bớt sự quan tâm đến thị trường Trung Quốc kể từ đầu năm ngoái.

Đáng chú ý, các công ty đầu tư toàn cầu ngày càng có xu hướng nhắm tới chứng khoán Trung Quốc đại lục trong vài tháng qua, khi các nhà phân tích đang đặt cược rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ nỗ lực đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20.

Jason Hsu, Chủ tịch công ty quản lý tài sản Rayliant Global Advisors, cho rằng Trung Quốc đã trở thành "sân chơi" hấp dẫn trong năm nay khi thị trường trong nước bước vào thời kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ và kích thích kinh tế, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt tay vào một chu kỳ thắt chặt chính sách.

Trong 18 tháng qua, Trung Quốc đã siết chặt công tác quản lý các hoạt động được cho là độc quyền của các công ty công nghệ Trung Quốc và những nhà phát triển bất động sản nợ nần chồng chất. Những thay đổi chính sách đột ngột đôi khi đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu ngạc nhiên. Số liệu của EPFR cho thấy một số quỹ của thị trường mới nổi toàn cầu đã chuyển hoạt động sang Ấn Độ.

Mặc dù một số nhà kinh tế cho biết điều tồi tệ nhất trong đợt chấn chỉnh các quy định của Trung Quốc đã qua, song họ cũng cho biết điều này không đồng nghĩa với việc các quy định mới sẽ chấm dứt.

Ông Xuan Wei, chiến lược gia của công ty quản lý tài sản China Asset Management, cho biết sẽ mất thời gian để tạo dựng lại niềm tin cho thị trường. Theo ông Wei, vẫn có những cơ hội đối với nhóm cổ phiếu công nghệ và năng lượng mới./.

Trà My

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Sụt hơn 600 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên giảm mạnh nhất từ đầu năm 2022 (18/02/2022)

>   Charlie Munger: “Chúng ta không cần một thị trường chứng khoán có thanh khoản quá cao” (17/02/2022)

>   Giới đầu tư tăng giữ tiền mặt để chuẩn bị cho những ngày giông bão (17/02/2022)

>   S&P 500 đi ngang (17/02/2022)

>   Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021? (16/02/2022)

>   Fed đang muốn ghi bàn như Maradona? (16/02/2022)

>   Dow Jones tăng 400 điểm, đứt mạch 3 phiên giảm liên tiếp (16/02/2022)

>   Dow Jones tăng 450 điểm, giá dầu giảm 4% khi căng thẳng Nga-Ukraine hạ nhiệt (15/02/2022)

>   Chứng khoán Mỹ và châu Âu bật tăng mạnh sau tin Nga rút bớt quân (15/02/2022)

>   Goldman Sachs hạ dự báo của S&P 500 trong bối cảnh lạm phát cao (15/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật