Thứ Ba, 25/01/2022 16:00

Thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH: 'Chậm ngày nào sốt ruột ngày đó'

Sáng 25/1, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp với các bộ, ngành để góp ý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đây là Nghị quyết rất quan trọng để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ tại kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã bàn thảo, biểu quyết thông qua và Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022  về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là Nghị quyết rất quan trọng để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội do ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Trên cơ sở Nghị quyết 43, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo Nghị quyết triển khai Chương trình này.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH chỉ được thực hiện trong vòng 2 năm, số vốn đầu tư rất lớn, gần 350,000 tỷ đồng. Do đó "để chậm ngày nào là sốt ruột ngày đó", Phó Thủ tướng đề nghị sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày dự thảo, các bộ, ngành góp ý cụ thể các nội dung liên quan đến chức năng nhiệm vụ và các giải pháp tổ chức thực hiện của các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ sớm thông qua Nghị quyết này, bảo đảm việc tổ chức thực hiện sát thực, khả thi, hiệu quả.

Thứ trướng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trình bày báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Tại cuộc họp, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ VHTT&DL, Bộ Xây dựng… bày tỏ nhất trí cao về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Chính phủ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, cơ bản thống nhất với dự thảo, cho rằng dự thảo đã bám sát chỉ đạo của Đảng và các nội dung đã nêu trong Nghị quyết 43 của Quốc hội.

Đại diện các bộ, ngành cũng góp ý chi tiết một số nội dung cụ thể liên quan đến: Tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội; thực hiện chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ; cho vay mua máy tính đối với học sinh, sinh viên; cho vay đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập; cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; cho vay giải quyết việc làm; danh mục các dự án đầu tư; đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, sản xuất vaccine, thuốc điều trị; quản lý Quỹ khoa học, công nghệ trong doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; đối tượng hỗ trợ; thể chế áp dụng cơ chế đặc thù; thời hạn chi tiết thực hiện từng dự án; nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm thực hiện của từng bộ, ngành, địa phương, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, trách nhiệm thực hiện của người đứng đầu;...

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực, chủ động xây dựng dự thảo và xin ý kiến các bộ ngành. Chương trình này đòi hỏi phải làm nhanh, cụ thể hóa đầy đủ, rõ ràng để thực hiện hiệu quả.

Hiện có 5 bộ, ngành đã có văn bản góp ý, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành chưa có ý kiến góp ý bằng văn bản thì trong ngày hôm nay phải gửi văn bản góp ý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các bộ ngành, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua để Chương trình sớm được triển khai thực hiện.

"Tinh thần là chương trình quan trọng này phải được triển khai nhanh, kịp thời, khả thi, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nghị quyết 43 của Quốc hội đề ra mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng GDP bình quân 6.5 - 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn. Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân. Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội". Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết quy định các chính sách tài khóa (chính sách miễn, giảm thuế; chính sách đầu tư phá triển về y tế, an sinh xã hội, lao động, việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng,…); chính sách tiền tệ (tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; điều tiết thanh khoản phù hợp, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất; tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động,…); các chính sách khác. Nghị quyết 43 cũng quy định về phương án huy động nguồn lực; áp dụng cơ chế đặc thù; giao Chính phủ khẩn trương ban hành các giải pháp để thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện Chương trình; tổ chức thực hiện,…

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Cơ hội cho tăng trưởng kinh tế 2022 từ gói hỗ trợ mới (25/01/2022)

>   Thủ tướng kể về quyết định không ban bố tình trạng khẩn cấp ở TP.HCM (24/01/2022)

>   Còn dư địa thời gian phục hồi kinh tế? (24/01/2022)

>   Nỗi lo nhập khẩu lạm phát (24/01/2022)

>   Chuyên gia hiến kế 'tránh lạc hướng dòng tiền' gói phục hồi kinh tế (24/01/2022)

>   Cơ sở để kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển trong năm 2022 (21/01/2022)

>   Kỳ vọng 2022 kinh tế sẽ bứt phá từ tài chính số (20/01/2022)

>   Thủ tướng: Cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều để xây dựng và hoàn thiện luật pháp (20/01/2022)

>   Tham khảo ý kiến đơn vị nghiên cứu kinh tế tư nhân để phục hồi, mở cửa du lịch (19/01/2022)

>   Gói hỗ trợ thì phải nhanh và dễ với (19/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật