Thứ Bảy, 08/01/2022 10:52

Nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không đạt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận 2021

Tổng doanh thu năm 2021 của 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đạt 99% kế hoạch, 821.295 tỷ đồng, bằng 108% so với năm 2020, trong đó có 6 đơn vị không đạt kế hoạch doanh thu và 5 đon vị không hoàn thành kế hoạch lợi nhu...

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong những doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả nhất trong năm 2021.

Báo cáo tổng kết công tác của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 cho biết, tổng lợi nhuận trước thuế ước trong năm qua đối với khối doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý đã vượt 70% kế hoạch (34.179 tỷ đồng, bằng 93% so với năm 2020), tổng nộp ngân sách ước vượt 27% kế hoạch (62.443 tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2020).

Trong số trên, 13/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách; 5 tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020; 4 tập đoàn, tổng công ty nộp ngân sách cao so với kế hoạch và so với năm 2020.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 40.698 tỷ đồng, bằng 238,6% kế hoạch năm và bằng 204,9% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 18.408 tỷ đồng, bằng 181,1% so với kế hoạch năm và bằng 119,6% so với cùng kỳ.

Báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng cho biết, năm qua có 6 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch doanh thu, gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam.

5 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế, gồm: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam.

Và 5 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Tất nhiên cũng có một số tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận vượt trội so với những năm trước (Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam). Đặc biệt như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 40.698 tỷ đồng, bằng 238,6% kế hoạch năm và bằng 204,9% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 18.408 tỷ đồng, bằng 181,1% so với kế hoạch năm và bằng 119,6% so với cùng kỳ. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 2.869 tỷ đồng, bằng 303,9% so với kế hoạch năm và bằng 574,3% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 230 tỷ đồng, trong khi kế hoạch giao 1 tỷ đồng và năm 2020 lỗ 824 tỷ đồng.

Hay Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.726 tỷ đồng trong khi kế hoạch năm là lỗ 1.217 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước lỗ 2.160 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 193 tỷ đồng trong khi kế hoạch năm là lỗ 951 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước lỗ 1.119 tỷ đồng.

Về đầu tư phát triển, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, các tập đoàn, tổng công ty đã tích cực triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch. Một số tập đoàn, tổng công ty có giá trị đầu tư thực hiện khá lớn là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước đạt 18.194 tỷ đồng (90,1% kế hoạch), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ước đạt 5.095 tỷ đồng (97,2% kế hoạch), Tổng công ty Viễn thông MobiFone ước đạt 6.245 tỷ đồng (79,1% kế hoạch), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ước đạt 6.895 tỷ đồng (70% kế hoạch), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ước đạt 3.235 tỷ đồng (65% kế hoạch), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước đạt 19.600 tỷ đồng (44% kế hoạch).

Trong đó có một số dự án trọng điểm về năng lượng (các dự án Nhà máy: Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I); một số dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không (Long Thành, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Cát Bi, mở rộng sân bay Điện Biên).

Thủy Diệu

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Giá vật liệu tăng chóng mặt, doanh nghiệp xây dựng kiến nghị tháo gỡ khó khăn (08/01/2022)

>   'Ông lớn' chuyển sản xuất đến Việt Nam (08/01/2022)

>   Khan hiếm container lạnh xuất trái cây đi Trung Quốc, giá thuê bị đẩy lên 200 triệu đồng (07/01/2022)

>   Tướng Tô Ân Xô: Công ty Việt Á đã chi 'lại quả' 800 tỷ đồng (07/01/2022)

>   Dự án luật sửa tám luật: Cần có cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng với người đứng đầu (07/01/2022)

>   Cửa khẩu tại Lạng Sơn: Hàng Trung Quốc nhập về gấp nhiều lần hàng Việt Nam xuất khẩu (07/01/2022)

>   Vì sao Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nơi sản xuất giày Nike lớn nhất? (07/01/2022)

>   'Nắn' dòng vốn ngoại vào Việt Nam 'chất' hơn! (07/01/2022)

>   Thanh long Việt tìm cách giảm phụ thuộc Trung Quốc (07/01/2022)

>   Quỹ vắc xin phòng Covid-19 đã chi 7.671 tỉ đồng (07/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật