Thứ Năm, 13/01/2022 08:58

Lạm phát Mỹ chạm mốc 7%, cao nhất trong 39 năm

Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ (CPI) tăng mạnh nhất trong gần 40 năm, qua đó bào mòn sức mua của các hộ gia đình và dọn đường cho Fed bắt đầu nâng lãi suất ngay trong tháng 3/2022.

CPI tăng 7% trong năm 2021, mức leo dốc mạnh nhất kể từ tháng 6/1982, theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ trong ngày 12/01.

Loại trừ các thành phần biến động mạnh là thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng mạnh so với tháng trước, tăng vượt dự báo 0.6%. Chỉ số này tăng 5.5% so với cùng kỳ, mức leo dốc mạnh nhất kể từ năm 1991.

Đà tăng của CPI đến từ chi phí cao hơn về nhà ở và xe hơi đã qua sử dụng. Chi phí thực phẩm cao cũng góp phần vào đà tăng của CPI. Giá năng lượng – vốn là yếu tố thúc đẩy lạm phát chính trong năm 2021 – giảm trong tháng trước.

Dữ liệu này càng củng cố cho kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu nâng lãi suất vào tháng 3/2022. Lạm phát cao đã kéo dài hơn dự báo của NHTW vì nhu cầu cao chưa từng thấy đối với hàng hóa và sự hạn chế về công suất sản xuất khi thiếu lao động và nguyên vật liệu.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giờ đã rớt xuống dưới ngưỡng 4%. Trong bối cảnh này, một số quan chức Fed cho biết việc bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán ngay sau động thái nâng lãi suất sẽ là hợp lý. Thị trường đang kỳ vọng Fed thắt chặt chính sách tiền tệ trong tháng 3 và cả năm 2022.

"Fed sẽ buộc phải bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 và tùy thuộc vào áp lực chính trị đối với họ - từ cả hai phía - sẽ phải tăng lãi suất bốn lần trở lên trong năm nay, thậm chí có khả năng nhiều hơn thế", Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance, cho biết.

Thị trường tiền tệ hiện đang đặt cược tới 85% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 3, và tổng cộng ít nhất ba lần tăng trong năm nay, mỗi lần tăng thêm 0.25 điểm phần trăm.

Một số ngân hàng dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất tới 4 lần trong năm nay, trong đó có các ngân hàng: Goldman Sachs, J.P.Morgan và Deutsche Bank. Việc Fed tăng lãi suất quá nhanh gây lo ngại có thể làm xáo trộn thị trường tài chính và siết chặt các điều kiện tài chính trên toàn cầu.

Các nhà kinh tế tin rằng tỷ lệ CPI của Mỹ có thể đã đạt "đỉnh" vào tháng 12, hoặc có thể sẽ tăng tiếp tới khoảng tháng 3/2022 sẽ đạt "đỉnh".

Có những dấu hiệu cho thấy tình trạng tắc nghẽn nguồn cung đang bắt đầu giảm bớt. Một cuộc khảo sát của Viện Quản lý Nguồn cung vào tuần trước cho thấy các nhà sản xuất báo cáo việc giao hàng của nhà cung cấp trong tháng 12 đã được cải thiện.

Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt do biến thể Omicron có thể làm chậm tiến độ bình thường hóa chuỗi cung ứng.

Cho đến nay, lạm phát cao vẫn chưa ảnh hưởng quá nhiều tới tâm lý lạc quan của người Mỹ về nền kinh tế. Tuy nhiên, sự gia tăng liên tục chi phí nhà ở và các chi phí cơ bản khác có thể sẽ làm thay đổi điều đó trong năm nay.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Làn sóng Omicron ở Trung Quốc giáng thêm đòn vào kinh tế toàn cầu (13/01/2022)

>   Lạm phát ở các nước giàu tăng vọt lên mức cao nhất trong 25 năm (13/01/2022)

>   Vì sao kệ hàng ở Mỹ tiếp tục trống trơn? (12/01/2022)

>   Nguy cơ "hạ cánh cứng" dần hiện rõ ở các nền kinh tế đang phát triển (12/01/2022)

>   Chủ tịch Fed kỳ vọng nâng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán trong năm 2022 (12/01/2022)

>   Sau 20 phút trong không khí, virus Covid mất đi 90% năng lực lây nhiễm (12/01/2022)

>   Nợ ngập đầu, Evergrande phải đổi trụ sở để tiết kiệm chi phí (12/01/2022)

>   Airbus cho Boeing “hít khói” về doanh số 3 năm liên tiếp (11/01/2022)

>   Danh sách doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc vỡ nợ ngày càng dài (11/01/2022)

>   Lãi suất vay thế chấp tại Mỹ lên cao nhất kể từ mùa xuân năm 2020 (11/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật