Thứ Năm, 06/01/2022 09:25

Khi ngân sách còn trông chờ vào đất

Một tỉnh nhỏ ở duyên hải miền Trung là Phú Yên năm nay thu ngân sách nhà nước được 7.400 tỉ đồng. Mấy năm nay, thu từ đất chiếm tỷ lệ không nhỏ trong thu ngân sách trên địa bàn tỉnh này.

Nhưng, rồi đây thu ngân sách ở Phú Yên sẽ tăng vọt có thể lên gấp đôi nếu kế hoạch khai thác quỹ đất thành hiện thực. Theo đề án khai thác quỹ đất trong vòng 5 năm tới của tỉnh này là đưa các khu đất, dự án vào kế hoạch tổ chức bán đấu giá, tạo nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 dự kiến hơn 35.600 tỉ đồng; tức bình quân mỗi năm thu quỹ đất hơn 7.000 tỉ đồng, gần bằng số thu ngân sách hiện nay.

Để có số tiền khổng lồ cho một tỉnh nhỏ, các nhà quản lý ở đây đã dự tính đưa ra 318 dự án với 5.127.924 mét vuông đất, tức hơn 5 cây số vuông để khai thác, và đấu giá là một hình thức.

Nhưng đâu chỉ Phú Yên, nếu ai mở trang web các báo địa phương tìm kiếm (search) các cụm từ “thu ngân sách, nguồn thu từ đất” sẽ thấy được tỉnh nào cũng nhấn mạnh nguồn thu từ đất. Mở tờ báo chuyên viết về đấu thầu thì nổi bật trong thời gian gần đây có lẽ là đấu giá đất ở các địa phương.

Vào web của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, năm 2013, nguồn thu từ đất cả nước là 63.681 tỉ đồng thì ba năm sau đã hơn gấp đôi, 145.801 tỉ đồng; đến năm 2019, con số này là 232.689 tỉ đồng và năm 2020 là 254.854 tỉ đồng. Như vậy từ năm 2013 đến năm 2020, nguồn thu từ đất đã tăng hơn 4 lần.

Một báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hàng năm nguồn thu từ đất đã đóng góp từ 12-15% thu ngân sách nội địa không tính dầu khí.

Phần lớn thu từ đất là thu tiền sử dụng đất chiếm tới 80%, còn cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản… chiếm không nhiều.

Không ít chuyên gia khi xem xét cấu trúc các khoản thu về đất đai, đã cảnh báo sự bất ổn, thiếu bền vững của ngân sách các địa phương. Đó là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước là các nguồn thu một lần, và trong 3 nguồn này, tiền sử dụng đất là nguồn quan trọng nhất.

Bằng cách giao đất cho cá nhân và doanh nghiệp, Nhà nước đang thực hiện việc bán quyền sử dụng tài sản của mình cho người sử dụng đất. Đến một giai đoạn nào đó nguồn thu này sẽ giảm, chứ không lẽ cứ bán mãi?

Cách thức mà hiện nay đa phần chính quyền các địa phương thu tiền sử dụng đất là dựa vào đấu giá đất và tất nhiên có tham khảo giá thị trường để làm cơ sở cho giá khởi điểm. Ngay cả khi thu tiền sử dụng đất theo khung giá đất thì khung giá đất do địa phương ban hành cũng ít nhiều dựa vào giá thị trường.

Vậy có ông “chủ đất” nào muốn giá thị trường xuống thấp khi mình đưa các lô đất ra thị trường hay không?

Hồng Văn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Ký kết 12 hiệp định vay gần 1 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ Tài chính đề nghị quản lý hiệu quả vốn vay nước ngoài (06/01/2022)

>   Những lưu ý về tính thuế thu nhập cá nhân năm 2022 (05/01/2022)

>   Tăng thuế chứng khoán: Cần thêm thời gian (05/01/2022)

>   Thu ngân sách từ TTCK gần 11,000 tỷ đồng, hơn gấp đôi năm ngoái (04/01/2022)

>   Đề xuất tăng thuế giao dịch chứng khoán và bất động sản (04/01/2022)

>   Chặn hành vi kê 'khống' giá hiện vật ủng hộ chống dịch COVID-19 nhằm trốn thuế (04/01/2022)

>   Chính phủ trình Quốc hội gói phục hồi kinh tế trị giá 350,000 tỷ đồng (04/01/2022)

>   Ủy ban Tài chính - Ngân sách: Thận trọng khi bơm tiền vào nền kinh tế (30/12/2021)

>   Vốn của tổ chức chính trị - xã hội trong công ty cổ phần có phải là vốn nhà nước? (30/12/2021)

>   TP.HCM thu ngân sách hơn 383.000 tỉ đồng trong năm 2021, vượt hơn 5% dự toán (29/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật