Thứ Sáu, 07/01/2022 21:30

Hai bộ tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển

Trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế thông quan ở các cửa khẩu khiến nông sản ùn ứ ở Lạng Sơn và Quảng Ninh, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ GTVT phối hợp tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bằng đường biển.

Ngày 7.1, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam ký văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị cùng chủ trì phối hợp để làm việc với các hiệp hội, tập đoàn kinh doanh vận tải tìm giải pháp cho vấn đề thiếu container lạnh, giá cước tăng cao để thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển.

Hai bộ tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển - ảnh 1

Bộ NN-PTNT và Bộ GTVT sẽ tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường biển, giải tỏa áp lực cho xuất khẩu đường bộ khi các cửa khẩu phía bắc đang ùn ứ hàng nghìn container. Ảnh: Hoàng Phan

Trong văn bản gửi Bộ GTVT, Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, trong 2 năm qua, dịch Covid-19 tác động rất lớn đến xuất khẩu nông sản khi chi phí tăng gấp nhiều lần trước đây, cụ thể là cước vận tải đường biển tăng 400 - 500% nhưng vẫn thiếu container lạnh để phục vụ xuất khẩu.

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía bắc đang gặp nhiều khó khăn. Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo hạn chế thông quan hàng nông sản do dịch Covid-19 và Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách "Zero Covid". Trong khi hiện nay, nhiều nông sản như thanh long, mít, xoài… đang đến vụ thu hoạch. Đặc biệt là thanh long, theo báo cáo từ các địa phương, có khoảng 300.000 tấn cần tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm.

Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu đường bộ bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu qua đường sắt, đường biển nhưng gặp nhiều khó khăn do thiếu container lạnh.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu đường biển, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ GTVT cùng phối hợp, chủ trì làm việc với các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam để tìm giải pháp về vấn đề thiếu container lạnh và giá thuê container tăng quá cao, nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển.

Trước đó, ngày 6.1, tại Diễn đàn kết nối nông sản với chủ đề "Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long" do Bộ NN-PTNT tổ chức, ông Lê Văn Thiệt, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật, cho biết năm 2021, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường biển vẫn tăng trưởng tốt, không xảy ra ùn ứ, ách tắc như trên đường bộ.

Cụ thể, trong năm vừa qua Việt Nam xuất khẩu 1,7 triệu tấn thanh long sang Trung Quốc thì sản lượng đi đường biển đạt 520.000 tấn, chiếm trên 30%. Bên cạnh đó, sản lượng chuối xuất khẩu qua đường biển từ các cảng tại TP.HCM đi Trung Quốc cũng đạt trên 400.000 tấn.

Cũng tại hội nghị, ông Thiệt đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc cần mạnh dạn chuyển đổi xuất khẩu bằng đường biển trong bối cảnh xuất khẩu bằng đường bộ dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm nay.

Phan Hậu

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Thanh long Việt tìm cách giảm phụ thuộc Trung Quốc (07/01/2022)

>   Trung Quốc dừng nhập khẩu, hơn 100.000 tấn thanh long đang nằm trong kho (06/01/2022)

>   Thương lái Trung Quốc biến mất, thanh long ế đầy đồng không ai mua (05/01/2022)

>   Xuất khẩu tôm năm 2025 dự báo đạt 5,6 tỷ USD (04/01/2022)

>   Gần 1 triệu tấn trái cây chờ tiêu thụ khi Trung Quốc siết nhập khẩu (04/01/2022)

>   Giá heo hơi ngày 4.1.2022: Lỗ 1,5 triệu đồng/con heo, nhà nông lo mất tết (04/01/2022)

>   'Giải cứu' thanh long, mít, cam, bưởi... đến bao giờ? (04/01/2022)

>   Thương lái bỏ chạy, hơn 130.000 tấn thanh long chờ "giải cứu" (31/12/2021)

>   Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng trong cấp phép, kiểm tra chất lượng lĩnh vực nông nghiệp (31/12/2021)

>   Giá chuối cuối năm tăng mạnh (30/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật