Thứ Ba, 25/01/2022 10:44

Giá gạo Việt Nam xuất vào EU đạt 781 USD/tấn, tăng 20,3%

Các loại gạo thơm, đặc sản gạo chất lượng cao như ST24, ST25 của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU) hiện chiếm tỷ trọng tới 70% lượng gạo xuất khẩu so với 64% của năm trước. Dự báo năm 2022 tiếp tục tăng trưởng tốt.

Theo Bộ Công thương, trong 11 tháng năm 2021, lượng gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 37.390 tấn, trị giá 26,82 triệu USD, tăng 9,3% về lượng và tăng 28,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào EU được đón nhận tích cực.

Giá gạo Việt Nam xuất vào EU đạt 781 USD/tấn, tăng 20,3% - ảnh 1

Các loại gạo đặc sản chất lượng cao của Việt Nam được thị trường EU đón nhận. TN

Tổng lượng gạo xuất khẩu vào EU đạt gần 54.000 tấn, trị giá trên 38 triệu USD dù chỉ nhích nhẹ 0,8% về lượng nhưng giá trị thu về tăng tới 21,6%. Bộ Công thương dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), cho biết: nhập khẩu gạo của EU trong 9 tháng đầu năm 2021 đã giảm 10,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 2,63 triệu tấn, trị giá 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong số 10 nguồn cung gạo ngoại khối lớn cho EU trong thời gian trên giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU đạt trung bình 781 USD/tấn, tăng 20,3% là mức tăng mạnh nhất.

“EU hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 1% về lượng và 1,3% về kim ngạch nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao”, Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công thương nhận định.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng mạnh so với 11 tháng năm 2020 như: Gạo thơm tăng 17,5%, đạt bình quân 665 USD/tấn; gạo trắng tăng 41,8%; gạo giống Nhật tăng 7,5%, nhóm gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyết rồng... tăng 38,5%.

EU có dân số khoảng 516 triệu người, GDP mỗi người dân trên 35.000 USD/năm, là thị trường có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản (mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD) từ khắp nơi trên thế giới. Với Việt Nam, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của mặt hàng nông sản, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Nhưng nông sản Việt mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU, riêng gạo chỉ chiếm hơn 1% thị phần.

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu. Việc tận dụng lợi thế EVFTA để xuất khẩu gạo thơm với thuế 0% nằm trong tay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An…

Chí Nhân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Giá tôm thẻ giảm nhẹ, tôm sú tươi sống tăng mạnh (25/01/2022)

>   Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ lập kỷ lục, sang Trung Quốc thấp nhất trong 5 năm (24/01/2022)

>   Gạo Việt thống lĩnh thị trường Tết (24/01/2022)

>   Dân Thái săn lùng thịt cá sấu trước Tết vì giá lợn tăng kỷ lục (23/01/2022)

>   Nguy cơ ngành đường mất "sân nhà" (22/01/2022)

>   Giá lợn hơi tăng đồng loạt, tiến sát mốc 60.000 đồng/kg (21/01/2022)

>   Quy định kiểm dịch vô lý, doanh nghiệp tốn trăm tỷ/năm (17/01/2022)

>   Giá tôm thẻ ở miền Tây giảm dần (15/01/2022)

>   Giá thịt heo có thể đẩy lạm phát của Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2022 (14/01/2022)

>   Giá heo hơi ngày 14.1.2022: Xuất hiện giá 55.000 đồng/kg (14/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật