Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò trụ đỡ VN-Index trong tuần qua
Hai chỉ số thị trường trong tuần 17-21/01/2022 đều ghi nhận mức điều chỉnh mạnh. VN-Index mất 1.55% so với cuối tuần giao dịch trước, còn 1,472.89 điểm; trong khi đó, HNX-Index giảm đến 10.5%, về mức 417.84 điểm.
Không chỉ điểm số, thanh khoản trên cả 2 sàn cũng giảm mạnh so với tuần trước. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE giảm hơn 28%, còn gần 745 triệu cp/phiên. Còn ở sàn HNX, thanh khoản bình quân giảm hơn 26%, còn hơn 96 triệu cp/phiên.
Đà điều chỉnh của VN-Index trong tuần qua tập trung chủ yếu ở 2 phiên đầu tuần (17-18/01) với tổng cộng hơn 57 điểm. Ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường là 4 mã gồm HPG, VIC, GVR và VHM.
HPG dẫn đầu với hơn 3.3 điểm, VIC, GVR và VHM lần lượt theo sau với 3.3 điểm, 3.1 điểm và 3 điểm.
Theo nhận định của các chuyên gia, yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thị trường giảm điểm là mặt bằng giá cổ phiếu ở mức cao sau 1 đợt tăng giá dài và lượng margin thị trường duy trì ở mức cao làm tăng áp lực call margin.
Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích CTCK Yuanta Việt Nam, cho vay margin cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ ở mức cao thời gian vừa qua đang tạo áp lực lên các CTCK. Mấy phiên gần đây, nhiều cổ phiếu giảm sàn liên tiếp khiến công ty chứng khoán không thể bán giải chấp nên quay sang bán cổ phiếu khác để đảm bảo các tỷ lệ an toàn.
* Giải mã nguyên nhân gần 800 cổ phiếu giảm điểm
* VN-Index: Chu kỳ tăng trưởng liệu còn tiếp tục?
Trong bối cảnh VN-Index diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã thể hiện vai trò nâng đỡ thị trường, cứu chỉ số khỏi kịch bản tồi tệ hơn.
Cụ thể, trong 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất, có một nửa là cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng. Dẫn đầu là VCB với mức kéo tăng cách biệt, hơn 7.3 điểm. Trong khi đó, BID xếp ngay sau chỉ hơn 4.3 điểm. Các cổ phiếu còn lại gồm MBB, ACB và CTG. Tổng cộng, riêng 5 mã này đã lấy về cho chỉ số hơn 14 điểm.
Diễn biến tích cự của nhóm ngân hàng diễn ra trong bối cảnh ở tuần trước, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Năm 2022, NHNN định hướng tín dụng sẽ tăng khoảng 14%, và sẽ có điều chỉnh để phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
* Thống đốc NHNN: Kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản, chứng khoán, BOT, trái phiếu doanh nghiệp
* Năm 2022 các ngân hàng tiếp tục không được chia cổ tức bằng tiền mặt
Rổ VN30 tuần qua ghi nhận sự chiếm ưu thế của sắc đỏ khi có đến 19 mã kéo giảm và chỉ 10 mã kéo tăng. Dẫn đầu phe gấu là HPG với hơn 7.8 điểm, tạo khoảng cách gần 4 điểm với vị trí xếp sau là VIC với 4.1 điểm.
Chiều ngược lại, dẫn đầu phe bò lần lượt là các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, trong đó, MBB là cổ phiếu có mức điểm kéo tăng lớn nhất với gần 5.2 điểm.
* Năm 2021, Hòa Phát đã bán ra tổng cộng 8.8 triệu tấn thép các loại
Ở HNX-Index, nguyên nhân khiến chỉ số lao dốc trong tuần qua tập trung chủ yếu ở THD khi mã này kéo giảm hơn 24.7 điểm.
>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số
Hà Lễ
FILI
|