Thứ Bảy, 29/01/2022 18:00

Chứng khoán Tuần 24-28/01/2022: Thanh khoản giảm, dòng tiền "nghỉ Tết"

VN-Index tuy có một vài phiên đầu tuần biến động mạnh nhưng nếu xét cho cả tuần, chỉ số thị trường không có thay đổi nhiều về mặt điểm số. Nhóm ngân hàng thu hút dòng tiền mạnh trong tuần vừa qua nhờ vào kết quả kinh doanh đầy sắc màu tích cực. Nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua ròng mạnh trên sàn HOSE với giá trị hơn 1,900 tỷ đồng.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 24-28/01/2022

Giao dịch: Trong phiên cuối tuần, VN-Index tăng nhẹ 8.2 điểm kết thúc ở mức 1,478.96 điểm; HNX-Index tăng 5.46 điểm, lên mức 416.73 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 6.07 điểm (+0.41%), HNX-Index thì lại giảm nhẹ 1.11 điểm (-0.27%).

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE gần 671 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 9.91% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 70 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 26.75%.

VN-Index bước vào tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết Nhâm Dần 2022. Và tương tự như diễn biến ở tuần trước đó, VN-Index bất ngờ sụt giảm mạnh hơn 30 điểm. Nhóm ngành ngân hàng trong phiên đầu tuần cũng không thể giữ được sắc xanh trước áp lực bán mạnh của thị trường. Tuy vậy, ngay sau đợt rung lắc mạnh vào thứ hai (24/01/2022), VN-Index đã lập tức phục hồi mạnh mẽ với gần 40 điểm tăng và bù đắp tất cả điểm giảm trước đó. Những phiên còn lại trong tuần, tâm lý nghỉ lễ đã khiến khối lượng giao dịch giảm mạnh trên cả hai sàn HOSEHNX. Do vậy, VN-Index chỉ giao dịch giằng co với biên độ hẹp và dừng chân ở mức 1,478.96 điểm.

Trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP và sẽ bắt đầu giảm thuế VAT xuống 8% từ tháng 02/2022. Đây là một trong những quyết định nằm trong gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam vừa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội bất thường vào đầu tháng 01/2022. Gói hỗ trợ này được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ giúp kinh tế phục hồi và nhờ vậy, VN-Index sẽ tiếp tục vươn lên những đỉnh cao mới trong năm 2022.

Xét theo mức độ đóng góp, VPB, TCBMBB là những mã có ảnh hưởng tốt nhất đến VN-Index trong tuần qua, tổng cộng gần 8 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, MSN, GVRDIG là những mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất.

Ngành ngân hàng có một tuần giao dịch hết sức tích cực, với mức tăng cả tuần gần 4%. Hầu như toàn bộ các cổ phiếu ngân hàng đều tăng. Động lực chính cho đà tăng của nhóm này là kết quả báo cáo tài chính năm 2021 tại nhiều ngân hàng đều cho thấy mức tăng trưởng tốt, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn năm vừa qua. Giá cổ phiếu TCB tăng 6.03%, MBB tăng 5.97%, VPB tăng 6.85%,... Nhiều mã cổ phiếu ngân hàng khác như SHB, STB hay như SSB đều kết phiên với mức giá cao hơn mức giá tuần trước đó.

Cổ phiếu ngành chứng khoán liên tục chiếm sóng là nhóm cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất thị trường tuần qua nhưng kết thúc cả tuần, nhóm này chỉ giảm nhẹ hơn 1%. Sự phân hóa hiện diện khá rõ trong nhóm này, trong khi những ông lớn như SSI hay VND tăng tốt lần lượt ở mức 1.12% và 4.86% thì những cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn như AGR, CTS hay HBS lại đồng loạt giảm mạnh.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 1,974 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng hơn 1,914 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng gần 60 tỷ đồng trên sàn HNX.

Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là TGGLPB

TGG tăng 38.75%: CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) công bố kết quả kinh doanh quý 04/2021 với lãi sau thuế trên 34 tỷ đồng. Quý 04/2021, TGG đã thanh lý các khoản đầu tư, bán các khoản đầu tư trong danh mục chứng khoán kinh doanh dẫn đến lợi nhuận tăng mạnh so cùng kỳ. Trong tuần qua, giá cổ phiếu TGG cũng liên tục tăng trần và kết thúc tuần giao dịch với mức tăng gần 39%.

LPB tăng 15.21%: Cổ phiếu LPB có tuần giao dịch tích cực khi bật tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch cũng liên tục nằm trên mức trung bình 20 phiên gần nhất cho thấy dòng tiền vẫn đang khá mạnh. Kết phiên tuần, giá cổ phiếu tăng hơn 15%, tiến lên mức 25,000 đồng/cp.

Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là FTM

FTM giảm 27.11%: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo về việc cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã CK: FTM) có khả năng bị hủy niêm yết. Với kết quả kinh doanh mà công công bố, lợi nhuận sau thuế năm 2021 là âm 223.23 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là âm 419.7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2019 và 2020 cũng liên tiếp âm. Giá cổ phiếu FTM trong tuần qua đã liên tục lao dốc mạnh và giảm hơn 27%.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA


Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 07-11/02/2022: Chờ đợi tín hiệu tại vùng 1,470-1,480 điểm (06/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 07-11/02/2022: Bên mua quay trở lại (06/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 28/01: Dệt may dậy sóng ngày cuối năm (28/01/2022)

>   Thị trường chứng quyền 28/01/2022: Sắc đỏ trở lại khi ngân hàng điều chỉnh (27/01/2022)

>   Vietstock Daily 28/01/2022: Lo ngại mẫu hình Head & Shoulders xuất hiện (27/01/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 28/01/2022: Chờ đợi tín hiệu tại đường SMA 50 ngày (27/01/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 27/01: Chứng khoán và thực phẩm tăng ngược khi VN-Index giảm sâu (27/01/2022)

>   Vietstock Daily 27/01/2022: Thanh khoản duy trì mức thấp, VN-Index đi ngang (26/01/2022)

>   Thị trường chứng quyền 27/01/2022: CKDH2106 và CVPB2107 đang được định giá hấp dẫn (26/01/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 27/01/2022: VN30-Index hướng đến vùng 1,560-1,580 điểm? (26/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật