Thứ Năm, 06/01/2022 13:11

Cần làm gì để khối ngoại quay lại thị trường sau một năm bán ròng kỷ lục?

Năm 2021 tiếp tục là một năm bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trên cả hai sàn HOSEHNX. Đây là năm thứ 2 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE và năm thứ 3 liên tiếp trên sàn HNX.

Kết thúc năm 2021, khối lượng bán ròng của NĐTNN trên sàn HOSE đạt 56,805 tỷ đồng, trên sàn HNX đạt 2,547 tỷ đồng, lần lượt gấp 3.5 lần và tăng 73% so với năm 2020. Tổng cộng, giá trị bán ròng của khối ngoại trong năm 2021 đạt hơn 59,352 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Giá trị giao dịch của khối ngoại trên hai sàn trong 5 năm gần nhất
Đvt: Tỷ đồng

Tại Talkshow Phố Tài chính ngày 29/11, ông Dominic Scriven – Chủ tịch Dragon Capital, cho rằng việc thị trường Việt Nam vẫn chưa được xếp vào thị trường mới nổi đã làm giảm khả năng thu hút vốn đối với NĐTNN. Khái niệm đầu tư vào các thị trường cận biên như Việt Nam đã không còn được ưa chuộng. Vì vậy, nhiều NĐTNN đã phải bán khoản đầu tư của họ tại Việt Nam dù thị trường Việt Nam có nhiều mặt tích cực. Bên cạnh đó là tâm lý muốn rút tài sản về nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 của khối ngoại.

Về phía ông Phạm Quang Huy – Giám đốc Trung tâm Kinh doanh khách hàng cao cấp, CTCK KB Việt Nam (KBSV) lại cho cho rằng, việc NĐTNN bán ròng chỉ là bề nổi khi có lời, khối ngoại đang thực hiện hóa lợi nhuận và cơ cấu lại danh mục sau 1 năm đầu tư, do đó về mặt quy mô là không giảm.

Dù vậy, ông Huy cũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc thu hút thêm dòng vốn ngoại. Theo ông, khi đón nhận được dòng vốn này thì các gói kích thích kinh tế của Chính phủ sẽ không phải triển khai ở mức quy mô quá lớn, nhờ đó, Chính phủ có thể kiểm soát hiệu quả của các gói kích thích tốt hơn. Trong khi đó, dòng vốn ngoại sẽ tập trung phát triển doanh nghiệp một cách trực tiếp.

HPG dẫn đầu danh sách bán ròng

Trên sàn HOSE, cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất trong năm là HPG. Cổ phiếu này đã bị bán ròng gần 18,922 tỷ đồng trong năm 2021.

Những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng khác phân bổ ở nhiều nhóm ngành. Đối với ngành ngân hàng là VPB và CTG; bất động sản là VIC, NLG; chứng khoán là SSI; bán lẻ thực phẩm đồ uống là VNM, MSN, PAN; điện là POW. Những cổ phiếu này đều có giá trị bán ròng trên 1,000 tỷ đồng nhưng mức chênh lệch lại tương đối cách biệt so với HPG

Top 10 cổ phiếu khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HOSE trong năm 2021

Chiều mua ròng trên sàn HOSE ít nhộn nhịp hơn hẳn so với chiều bán. Cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là VHM với giá trị đạt gần 4,500 tỷ đồng. Các cổ phiếu theo sau lần lượt là STB, MWG, NVL, PLX, mức chênh lệch giá trị mua ròng giữa 5 cổ phiếu kể trên là không quá lớn.

Những cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất có giá trị dưới 1,000 tỷ đồng gồm TPB, DGC, OCB, PDR, DHC, trải rộng ở các ngành như ngân hàng, bất động sản, hóa chất, sản xuất giấy.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HOSE trong năm 2021

Trong khi đó, trên sàn HNX, cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là CEO với giá trị ròng đạt gần 2,434 tỷ đồng, lớn hơn giá trị của 9 cổ phiếu xếp sau cộng lại.

Đà bán ròng của khối ngoại tại CEO diễn ra đồng thời với đà tăng giá của cổ phiếu này từ đầu tháng 11/2020. Chỉ trong 2 tháng cuối năm, giá cổ phiếu này đã bật tăng dựng đứng từ 12,000 đồng/cp lên 70,000 đồng/cp. Đà tăng phi mã của cổ phiếu CEO có lẽ khó mà lý giải đẩy đủ bằng các yếu tố cơ bản của Công ty. CEO báo lỗ trong 5 trong 6 quý gần nhất, trong khi vốn hóa thị trường của Công ty đã lên hơn 18,500 tỷ đồng, gấp 42 lần lãi ròng của CEO trong năm 2019 – giai đoạn trước khi dịch bệnh ập đến.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX trong năm 2021

Ở chiều mua, giá trị mua ròng của THD – cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất sàn HNX trong năm 2021 cũng vượt xa so với tổng giá trị của 9 cổ phiếu còn lại trong top 10. Cụ thể, THD được khối ngoại mua ròng hơn 1,149 tỷ đồng.

Khối ngoại có thể sẽ tiếp tục mua ròng THD trong năm 2022 khi vào những ngày cuối năm 2021, THD đã khuấy động giới đầu tư khi công bố thành lập công ty con - CTCP Thaispace với mục tiêu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ tại Phú Quốc, Việt Nam.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX trong năm 2021

Cần làm gì để thu hút khối ngoại quay trở lại trong năm 2022?

Cũng tại Talkshow Phố Tài chính ngày 01/11, ông Trần Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Phân tích CTCK Dầu khí (PSI) nhận định dòng vốn nước ngoài sẽ sớm quay trở lại Việt Nam trong bối cảnh nhiều chuyên gia ước tính tăng trưởng GDP 2022 của Việt Nam sẽ đạt trên 6%, đà tăng trưởng trở lại ổn định, chỉ số P/E của thị trường cũng khá hấp dẫn so với các nước khu vực.

Tuy nhiên, ngoài tăng trưởng GDP thì việc xây dựng chính sách cũng rất quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Louis Nguyễn - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Saigon Asset Management (SAM) cho rằng “Nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chờ đợi Nhà nước tiến hành các gói kích thích kinh tế. Khi các gói này phát huy hiệu quả, họ sẽ bước vào rất nhanh, nhìn chung họ sẽ xem hành động từ Việt Nam, xem gói kích thích kinh tế sẽ đi theo hướng nào và có ủng hộ việc giảm lãi suất hay bơm tiền vào nền kinh tế hay không”.

Bên cạnh sự hiệu quả của các gói kích thích, ông Louis Nguyễn cho rằng nhà đầu tư nước ngoài còn đang chờ đợi một đợt điều chỉnh từ thị trường chứng khoán.

Về phía ông Vũ Chí Dũng – Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông nhận định một trong những giải pháp để thu hút dòng vốn ngoại là tăng quy mô của thị trường, thêm và đa dạng hóa sản phẩm, và cải thiện chất lượng của các công ty niêm yết. Cải thiện về các quy định, thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có điều kiện đầu tư chứng khoán.

Cùng ý kiến với ông Dũng, ông Phạm Quang Huy – Giám đốc Trung tâm Kinh doanh khách hàng cao cấp CTCK KB VIệt Nam (KBSV) kỳ vọng khi hệ thống giao dịch mới đi vào hoạt động vào đầu năm 2022, mở ra giao dịch T0 sẽ giúp gia tăng thanh khoản cho thị trường. Điều này rất quan trọng trong việc thu hút khối ngoại.

Mặt khác, ông Louis Nguyễn lưu ý hiện chất lượng BCTC của các công ty niêm yết vẫn chưa đủ minh bạch. Ngoài ra, thông tin công bố chủ yếu là tiếng Việt, điều này làm hạn chế sự tiếp cận của NĐTNN. Bên cạnh đó, các công ty niêm yết vẫn chưa thực hiện tốt hoạt động quản trị doanh nghiệp, còn xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ, lợi ích giữa cổ đông và ban điều hành. Điều này dẫn đến sự quan ngại của NĐTNN.

Ông cho rằng các nhà quản lý thị trường cần siết chặt hơn công tác quản trị doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Đồng thời nâng cao mức phạt đối với các hành vi như làm giá cổ phiếu, giao dịch nội gián, vi phạm công bố thông tin.

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   Không công bố thông tin giao dịch, cổ đông SPI bị xử phạt (03/01/2022)

>   Những cổ phiếu ảnh hưởng nhiều nhất đến các chỉ số năm 2021: MSN, NVL đóng vai trò đầu kéo (01/01/2022)

>   TVB: Thông báo giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán thay đổi lần thứ 9 (31/12/2021)

>   TCH: Thông báo phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ NVCSH (31/12/2021)

>   FUEVFVND: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 30/12/2021 (31/12/2021)

>   FUEVN100: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 30/12/2021 (31/12/2021)

>   FUEVN100: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 30/12/2021 (31/12/2021)

>   FUEVN100: Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu tuần từ 24/12/2021 đến ngày 30/12/2021 (31/12/2021)

>   FUESSVFL: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 30/12/2021 (31/12/2021)

>   FUESSVFL: Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu tuần từ 24/12/2021 đến ngày 30/12/2021 (31/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật