21/01: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
* Thanh khoản giảm mạnh, dòng tiền rút khỏi cổ phiếu bất động sản và xây dựng. Chứng khoán chứng kiến tuần giảm mạnh về thanh khoản. >>>
* Hủy 7 triệu cp tăng vốn khống của ASA. Ngày 23/01/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định về việc hủy 7 triệu cp của CTCP ASA (UPCoM: ASA) từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ. >>>
* Cảng Đoạn Xá báo lãi ròng quý 4 giảm 32%. Do tăng thoái vốn khoản đầu tư vào các đơn vị khác khiến lãi ròng quý 4 của CTCP Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP) đi lùi so với cùng kỳ, xuống còn 13.2 tỷ đồng. >>>
* NLG lãi kỷ lục hơn 1,000 tỷ năm 2021, sức khỏe tài chính cải thiện đáng kể. CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) báo lãi ròng năm 2021 đạt gần 1,071 tỷ đồng, tăng trưởng 29% so với năm trước. >>>
* Thị trường tiền ảo lại giảm, Bitcoin rớt ngưỡng 35,000 USD, Solana giảm thêm 17%. Bitcoin rớt mốc 35,000 USD giữa lúc thị trường tiền ảo tiếp đà giảm mạnh từ cuối tuần trước. >>>
* DNH dự chi gần 600 tỷ đồng trả cổ tức. CTCP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (UPCoM: DNH) thông báo chốt danh sách trả cổ tức tiền mặt năm 2021 vào 26/01/2022 tỷ lệ 14%. >>>
* [Nóng] Khởi tố, bắt giam một giám đốc thao túng giá cổ phiếu. Một cựu giám đốc doanh nghiệp tư nhân bị cáo buộc có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu nhằm tăng khống hàng triệu cổ phiếu, rồi niêm yết bổ sung số lượng cổ phiếu này tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để bán và thu tiền bất chính. >>>
* Lợi nhuận 2021 của Thực phẩm Bích Chi sụt giảm hơn 40%. Trong năm 2021, doanh nghiệp bánh phồng tôm ghi nhận doanh thu giảm 14% cộng thêm chi phí bán hàng tăng nên lợi nhuận ròng giảm 41% so với năm trước, còn gần 55 tỷ đồng. >>>
* FTM vẫn chưa thoát khỏi “hố đen”. 11 quý liên tiếp ngập tràn trong thua lỗ đã nâng tổng lỗ lũy kế của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE: FTM) tính đến cuối năm 2021 gần chạm mốc 420 tỷ đồng. >>>
* DGW giảm sàn 3 phiên liên tiếp sau thông tin Xiaomi ký kết với Synnex FPT. Cổ phiếu DGW giảm sàn phiên thứ 3 liên tiếp giữa lúc thông tin Xiaomi ký kết với một nhà phân phối khác làm dấy lên nỗi lo sợ của các nhà đầu tư về triển vọng kinh doanh của Digiworld. >>>
* DGW báo doanh thu quý 4/2021 tăng gấp đôi, mảng điện thoại di động chiếm 44%. CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2021 với doanh thu thuần đạt 7,922 tỷ đồng, tăng 97% và lãi sau thuế 327 tỷ đồng, gấp 3.3 lần kết quả cùng kỳ năm 2020. >>>
* DPR vượt kế hoạch lợi nhuận năm nhờ quý 4. Nhờ kết quả khả quan trong quý 4, lợi nhuận ròng của CTCP Cao su Đồng Phú (HOSE: DPR) trong năm 2021 đạt gần 449 tỷ đồng, gấp 2.5 lần so với năm 2020. >>>
* DTG: Loạt Thành viên HĐQT và đơn vị liên quan đăng ký thoái hơn 56% vốn. 3 Thành viên HĐQT CTCP Dược phẩm Tipharco (UPCoM: DTG) và đơn vị liên quan đăng ký bán ra tổng cộng gần 3.6 triệu cp DTG, chiếm hơn 56% vốn. >>>
* Năm "buồn" nhất của Bibica kể từ 2009. CTCP Bibica (HOSE: BBC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2021 với lãi ròng năm 2021 ghi nhận ở mức thấp nhất kể từ năm 2009, chỉ vỏn vẹn gần 22 tỷ đồng, giảm 77% so với năm trước. >>>
* ACV: Dự án sân bay Long Thành có thể hoàn thành vào tháng 6/2025. Vốn đầu tư cho dự án sân bay Long Thành hoàn toàn không bị ảnh hưởng dù 2 năm qua doanh thu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam bị sụt giảm một cách nghiêm trọng do dịch COVID-19. >>>
* TGG chuyển lỗ sang lãi trong quý 4/2021. CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2021 với lãi sau thuế trên 34 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 39 tỷ đồng. >>>
* Vì sao Việt Nam chỉ thu hút được dòng tiền đầu cơ?. Việc bán gần 75 triệu cổ phiếu nhưng không công bố thông tin của ông Trịnh Văn Quyết có lẽ là thông tin gây tốn kém nhiều giấy mực nhất trong suốt tuần qua. Sự kiện trên lại một lần nữa cho thấy câu chuyện về tính minh bạch của thị trường chứng khoán sẽ vẫn là một chuyện lớn cần giải quyết cho bài toán nâng hạng và sau nâng hạng để hòa nhập với thông lệ quốc tế… >>>
* Chứng khoán cuối năm - điều chỉnh đến khi nào?. Đối với những nhà đầu tư đã chốt lời sớm, đang nắm giữ tiền tươi, những đợt điều chỉnh mạnh trước Tết luôn là cơ hội mua tuyệt vời và là thời điểm thích hợp để chọn hàng, khi mà lúc này kết quả kinh doanh năm cũ và kế hoạch phát triển năm mới của các doanh nghiệp cũng đang dần hé lộ. >>>
* Chi phí tài chính tăng mạnh kéo lùi lãi ròng quý 4 của DRH. Mặc dù doanh thu quý 4 tăng mạnh nhưng do "gánh nặng" chi phí tài chính đã khiến lãi ròng CTCP DRH Holdings (HOSE: DRH) giảm tốc so với cùng kỳ. >>>
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
* Lãnh đạo ''xả hàng'' cổ phiếu - Chuyện Tây, chuyện ta
* Searefico muốn thoái toàn bộ vốn tại HUB
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
* Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ lập kỷ lục, sang Trung Quốc thấp nhất trong 5 năm
* Cận Tết, ATM vắng khách trong khi app ngân hàng "tắc đường"
* Gạo Việt thống lĩnh thị trường Tết
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
* Đường ven sông Sài Gòn: Phải bắt đầu từ đâu?
* Những trường hợp nhà, đất được miễn lệ phí trước bạ năm 2022
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
* Goldman Sachs: Fed có thể nâng lãi suất 4 lần trong năm 2022
* IMF: “Zero Covid là một gánh nặng đối với kinh tế Trung Quốc”
* 'Cỗ máy xuất khẩu' đối mặt nhiều thách thức
* Đằng sau cú rơi đột ngột của Bitcoin
* Không phải Covid, các Ngân hàng trung ương mới là nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế thế giới
* Bạc mặt vì ... “vàng số” bitcoin
* Những điều cần biết trước khi đầu tư tiền điện tử để khỏi bị sốc
* Năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Biden, kinh tế Mỹ diễn biến ra sao?
Thượng Ngọc
FILI
|