Thứ Năm, 09/12/2021 18:00

TP.HCM: 45.000 tỉ đồng để đầu tư công các dự án trong năm 2022

Chiều 9.12, tại kỳ họp thứ tư của HĐND TP.HCM khóa X, các đại biểu đã thống nhất thông qua nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2022 với tổng số vốn khoảng 45.000 tỉ đồng.

Theo đó, HĐND TP.HCM thống nhất dự kiến bố trí nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn mà T.Ư bố trí cho TP.HCM năm 2022 là hơn 2.479 tỉ đồng.

Trong đó, nguồn vốn ngân sách T.Ư trong nước sẽ dùng để đầu tư dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn) là 1.000 tỉ đồng; dự án Xây dựng nút giao thông An Phú là 365 tỉ đồng; dự án Xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM là hơn 283,6 tỉ đồng; dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, H.Bình Chánh là 120 tỉ đồng.

TP.HCM: 45.000 tỉ đồng để đầu tư công các dự án trong năm 2022 - ảnh 1

Kênh Tham Lương. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nguồn vốn ODA (vốn hợp tác phát triển chính thức, một hình thức đầu tư nước ngoài - PV) cấp phát từ ngân sách T.Ư cho dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 với số vốn là 190 tỉ đồng; dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 (WB) với số vốn là 400 tỉ đồng; dự án Hỗ trợ kỹ thuật cho dự án Phát triển giao thông xanh TP.HCM (SECO) với số vốn là 50 tỉ đồng; dự án Cải tạo phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở tại TP.HCM (dự án SPR) với số vốn là 11 tỉ đồng; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên là 60 tỉ đồng.

Đồng thời, HĐND TP.HCM thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách nhà nước của TP.HCM là 42.508 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư công cân đối từ nguồn bội chi ngân sách TP.HCM trong năm 2022 là hơn 9.929 tỉ đồng; vốn đầu tư công cân đối từ ngân sách TP.HCM là hơn 32.578 tỉ đồng.

Như thế, TP.HCM dự kiến dành khoảng 45.000 tỉ đồng (gồm nguồn vốn từ T.Ư và tại địa phương) cho đầu tư công.

HĐND TP.HCM giao UBND TP.HCM sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả, tiết kiệm; quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ với các dự án xây dựng trường học, y tế, giao thông phục vụ dân sinh, các dự án phục vụ công tác phòng chống dịch cần được.

Đối với các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, các dự án đã có khối lượng và dự án có khả năng hoàn thành trong năm cần xem xét ưu tiên bố trí đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự án, không để nợ đọng xây dựng cơ bản.

UBND TP.HCM tránh bố trí dàn trải cho nhiều dự án chưa thật sự cần thiết gây mất cân đối khi bố trí sử dụng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Phạm Thu Ngân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Hệ thống cảng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Đồng Nai (09/12/2021)

>   Yêu cầu làm rõ thông tin 'đổi 60ha đất lấy 1,6 km đường' ở Hà Nội (09/12/2021)

>   Long An đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM (10/12/2021)

>   Đô thị sát biển vẫn ngập lụt: Dòng chảy 'nhường chỗ' cho dự án đô thị (09/12/2021)

>   Savills: Quỹ đất nào cho 1 triệu ngôi nhà giá rẻ tại TP.HCM? (08/12/2021)

>   Giám đốc doanh nghiệp bất động sản tự tử ngay sau khi tòa tuyên án (08/12/2021)

>   Căn hộ dịch vụ trung tâm quận 7 “được lòng" giới đầu tư ngoại quốc (09/12/2021)

>   Rio Land chính thức đồng hành cùng 10 đại lý phân phối dự án Mt Eastmark City (09/12/2021)

>   Vụ án sai phạm tại SAGRI: Xét xử vắng mặt bị cáo Hồ Văn Ngon (08/12/2021)

>   Gem Sky World & nhà phố mẫu phong cách chuẩn hiện đại (08/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật