Thứ Tư, 15/12/2021 16:57

Phát triển bền vững: Không còn là tự nguyện

Không hẹn mà nhiều doanh nghiệp lần lượt công bố các giải thưởng liên quan đến hoạt động phát triển bền vững. FedEx Express được Amcham trao giải CSR Award còn hàng loạt doanh nghiệp như Unilever Việt Nam, Traphaco, Vinamilk, BAT Việt Nam… đã được vinh danh trong Top Doanh nghiệp Bền vững tại Việt Nam (CSI 2021).

Đây là những giải thưởng thường niên và năm nào nhóm doanh nghiệp FDI cũng giành chiến thắng vượt trội. Điều này dễ hiểu vì phát triển bền vững là định hướng chung của các Tập đoàn toàn cầu. Đại dịch Covid-19 càng là dịp để các hoat động trách nhiệm xã hội (CSR) và những chương trình áp dụng tiêu chí ESG (môi trường - xã hội - quản trị) thêm nảy nở.

Trong quá khứ, phát triển bền vững là yếu tố không bắt buộc. Người ta có thể thích hoặc không thích triển khai. Tuy nhiên, những năm gần đây, phát triển bền vững lại vô cùng quan trọng mà nếu bỏ quên, doanh nghiệp có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

Thế giới nhận ra rằng, mỗi hoạt động của doanh nghiệp đều có sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, khách hàng và đều tác động nhất định đến xã hội, môi trường cùng các bên liên quan (như người lao động, nhà cung cấp, người tiêu dùng…). Vì thế, ngày nay, phát triển bền vững trở thành lăng kính để khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý đánh giá doanh nghiệp.

Lãnh đạo các quỹ đầu tư mà tôi gặp đều khẳng định, khi định giá doanh nghiệp, họ không chỉ nhìn vào các chỉ số như ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản), ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) hay các con số báo cáo tài chính mà chú ý đến các thông tin phi tài chính và những giá trị vô hình như trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường, tầm nhìn lãnh đạo, năng lực quản trị, minh bạch thông tin…

Người tiêu dùng cũng ngày càng ý thức về “mua sắm xanh” khi quan tâm tới mức độ cần thiết của sản phẩm, vòng đời sản phẩm, nỗ lực của nhà sản xuất trong bảo vệ môi trường và các thông tin về môi trường. Điều này đặt ra thách thức đổi mới tư duy để tiến tới mô hình kinh tế tuần hoàn, tức sản xuất khép kín, tái sử dụng và tiết kiệm tài nguyên.

Nhưng phát triển bền vững đem lại nhiều lợi ích cho những ai triển khai. Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” thường tăng trưởng khá cao, nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2.5-11.4% ở ngành thực phẩm và nước giải khát. Đồng thời, doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ không có cam kết này. Nielsen cũng cho biết, có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, có thương hiệu “xanh” và “sạch”. 

Danh tiếng, sự đồng thuận của xã hội và những cơ hội dấn bước vào ngành mới, thị trường mới, đạt doanh thu mới cũng tăng lên khi công ty thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững. Kinh nghiệm tư vấn của PwC cũng chỉ ra, các doanh nghiệp thực hiện tốt phát triển bền vững sẽ tạo ra được các giá trị dài hạn nhờ nắm bắt các cơ hội và quản lý được những rủi ro phát sinh.

Phát triển bền vững giờ đây trở thành yếu tố sống còn của doanh nghiệp và là một xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Nó không còn là chuyện tự nguyện mà doanh nghiệp chịu sức ép phải đạt tới phát triển bền vững nếu muốn làm ăn lâu dài và nhất là vươn ra thế giới. Hiện tại, muốn xuất khẩu sang Mỹ, Nhật… ngoài tiêu chí chất lượng, sản phẩm của doanh nghiệp phải thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe.

Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm đạt sản xuất và tiêu dùng bền vững. Đây được xem là một trong hai mục tiêu khó nhất trong tổng 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã cam kết. Chính phủ cũng đã thông qua Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 cũng như lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào chiến lược kinh tế - xã hội. Mới đây hơn, ngày 01/10/2021, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa các ngành kinh tế.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tăng cường hơn nữa các giải pháp hỗ trợ, minh bạch các chính sách liên quan, nâng cao hiểu biết, hành động cho toàn xã hội và cải thiện việc phối hợp giữa các ban ngành. Đặc biệt, Chính phủ cần có cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo và tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào các ngành nghề. Bởi chỉ có chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất, tăng chất lượng, tiết kiệm chi phí và đạt đến phát triển bền vững.    

Ngọc Thủy

FILI

Các tin tức khác

>   CVT: Nghị quyết HĐQT về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm TGĐ (15/12/2021)

>   JVC: Điều lệ tổ chức và hoạt động (15/12/2021)

>   NBT: Nghị quyết Hội đồng quản trị (15/12/2021)

>   NHC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (15/12/2021)

>   TAR: Nghị quyết HĐQT (15/12/2021)

>   SLS: Lựa chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2021-2022 (15/12/2021)

>   SDN: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (15/12/2021)

>   UNI: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (15/12/2021)

>   SGH: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (15/12/2021)

>   SGH: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (15/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật