Chủ Nhật, 19/12/2021 21:00

Các nhà bán lẻ tại Mỹ đối mặt với nguy cơ tồn hàng sau mùa lễ

Những doanh nghiệp tranh thủ đặt hàng sớm với số lượng lớn hơn nhằm đề phòng thiếu hàng trong mùa lễ, hiện đang đối mặt với khả năng giảm doanh số và nguy cơ ôm hàng tồn quá mức hoặc hàng lỗi thời.

Giám đốc điều hành Ginny Pasqualone của Sparkledots Wholesale Children’s Clothing cho biết công ty này đã nâng số lượng đơn hàng cho mùa lễ gấp 3 lần vì không biết chắc hàng có được giao đến đúng hạn hay không.

The Ridgefield, doanh nghiệp có trụ sở tại tiểu bang Connecticut chuyên nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc để cung cấp cho các nhà bán lẻ  ở Tây Nam Mỹ, năm nay đã phải chi trả cho phí vận chuyển hàng hóa cao gấp 5 lần so với năm 2020.

Bà Pasqualone nói: “Thà chúng tôi có quá nhiều hàng tồn còn hơn là không có đủ hàng. Thế nhưng, sau đó chúng lại ăn mòn lợi nhuận”.

Các nhà bán lẻ gặp nhiều khó khăn trong suốt quý 4, thời điểm doanh số và lợi nhuận theo thường đạt đỉnh, vì sự biến động của chuỗi cung ứng, tình trạng tắc nghẽn vận chuyển và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 do biến chủng Omicron ảnh hưởng đến hành vi mua sắm.

Năm nay, nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh và đã tăng lên nhanh chóng khi bước vào kỳ nghỉ lễ. Doanh số bán hàng trực tuyến và trực tiếp tại các cửa hàng đã tăng 14% trong cuối tuần Lễ Tạ ơn so với năm 2020, theo dữ liệu do Mastercard SpendPulse công bố.

Các số liệu cho thấy kho dự trữ của các nhà bán lẻ vẫn cạn kiệt nghiêm trọng vào đầu quý 4. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, giá trị lượng hàng tồn kho của các nhà bán lẻ trong nước đạt 602.7 tỷ USD trong tháng 9/2021, so với 664.4 tỷ USD mà họ nắm giữ hồi tháng 9/2019, trước khi đại dịch bùng phát tác động đến chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, số liệu về các tàu container tại Mỹ và trình trạng ùn tắc tại các điểm phân phối khác cho thấy khối lượng lớn hàng hóa vẫn mắc kẹt trong chuỗi cung ứng. Điều đó khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng lấp lửng khi Giáng sinh đến gần và đối mặt với một đợt tràn hàng trái mùa có thể xảy ra vào năm mới.

Những công ty có nguồn vốn chi lớn như Walmart, Target và Home Depot cho biết  hàng tồn kho của họ đang ở trạng thái tốt sau khi họ sớm thu gom các sản phẩm. Họ thậm chí còn thuê tàu để đảm bảo các mặt hàng đến kịp vào giai đoạn cao điểm của kỳ lễ.

Một số nhà kinh doanh có ngân sách vận chuyển nhỏ hơn đang đặt hàng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 khối lượng thông thường của họ nhằm đề phòng trường hợp một số đơn hàng không được giao đúng hạn hoặc hàng không được giao đến.

Những nhà bán lẻ kinh doanh một số mặt hàng hạn chế hoặc kinh doanh những mặt hàng nhanh lỗi thời thường đối mặt với rủi ro cao hơn do mua hàng quá mạnh tay.

Ngay cả các nhà điều hành lớn hơn như nhà bán lẻ hàng may mặc Gap Inc. cũng đang cảm thấy nóng lòng sau khi các nhà máy tại Việt Nam phải đóng cửa do ảnh hưởng của Covid-19 làm chậm các đơn đặt hàng trong quý 3/2021.

“Nếu chúng tôi nhận thấy mọi thứ sẽ quá muộn cho mùa lễ, chúng tôi sẽ không đưa chúng vào cửa hàng hay bán trực tuyến mà đưa sang bán hàng giảm giá,” Giám đốc tài chính Katrina O’Connell của Gap cho biết.

Trong các cuộc khảo sát của Morgan Stanley, hơn 50% công ty, bao gồm các nhà bán lẻ, cho biết trong 3 quý đầu năm nay họ có kế hoạch tăng hàng tồn kho. Trong các cuộc khảo sát hàng quý vào những năm trước đại dịch, trung bình khoảng 20% công ty có kế hoạch tăng hàng tồn kho.

Các nhà bán lẻ và nhà cung cấp thường lên kế hoạch dự trữ hàng trước nhiều tháng, khiến việc ứng phó với sự biến động của chuỗi cung ứng kéo dài càng trở nên khó khăn.

Chris Caplice, Giám đốc điều hành của Trung tâm Vận tải và Hậu cần của Học viện Công nghệ Massachusetts, cho biết: “Nếu bạn là một nhà bán lẻ tầm trung, từ khoảng tháng 5 bạn phải quyết định nhu cầu sẽ như thế nào vào mùa Giáng sinh”.

Những nhà kinh doanh còn nhiều hàng hơn so với kế hoạch sau mùa lễ thường thuê thêm không gian nhà kho cho đến khi họ có thể thanh lý hàng tồn. Erik Trum, Trưởng bộ phận bán lẻ tại công ty tư vấn Insight Sourcing Group LLC có trụ sở tại Atlanta, cho biết các thỏa thuận ngắn hạn như vậy có xu hướng đắt hơn các hợp đồng thuê tiêu chuẩn và giá trị hàng tồn kho có thể giảm nhanh chóng.

Ông Trum cho rằng các nhà bán lẻ nên lên sẵn kế hoạch cho hàng hóa còn sót lại của tháng Giêng. Ông nói, những nhà kinh doanh muốn duy trì quyền kiểm soát nhiều hơn đối với thương hiệu của họ có thể giảm bớt tổn thất bằng cách giải phóng hàng tồn kho thông qua các đợt bán hàng giảm giá nhanh hoặc bán thông qua các cửa hàng của riêng họ.

Ông Trum cho biết thêm, tình trạng tắc nghẽn vận chuyển dai dẳng có thể khiến một số nhà bán lẻ phải chuyển toàn bộ các container hàng đến muộn cho các hãng giảm giá trước khi hàng hóa đi sâu hơn vào chuỗi cung ứng của họ. Không phải hầu hết các nhà bán lẻ đều muốn giảm giá mạnh đối với hàng tồn kho lỗi thời.

Khai Tâm (Theo Wall Street Journal)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhiều NHTW trên thế giới đồng loạt nâng lãi suất (20/12/2021)

>   NHTW Trung Quốc giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020 (20/12/2021)

>   Pfizer dự báo đại dịch Covid-19 kết thúc vào năm 2024 (18/12/2021)

>   Các vấn đề đáng chú ý năm 2022 (25/12/2021)

>   Quan chức Fed: Có khả năng Fed nâng lãi suất vào tháng 3/2022 (18/12/2021)

>   Thuốc phòng Covid-19 của AstraZeneca giúp trung hòa biến chủng Omicron (18/12/2021)

>   Vai trò của Fed là gì? (22/01/2022)

>   Sau Fitch Ratings, S&P gán nhãn “vỡ nợ có chọn lọc” cho Evergrande (18/12/2021)

>   Mỹ đưa thêm 34 công ty Trung Quốc vào “danh sách đen” thương mại (18/12/2021)

>   Goldman Sachs dự báo giá dầu có thể lên đến 100 USD/thùng (17/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật