Thứ Tư, 24/11/2021 14:49

TP.HCM cùng 3 tỉnh 'xin' Chính phủ hơn 83.000 tỉ đồng làm đường vành đai 3

Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND TP, đồng thời tham mưu báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu và phương án đầu tư đường vành đai 3.

Theo đó, trên cơ sở kết quả thống nhất giữa UBND TP.HCM và UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, UBND TP.HCM thay mặt UBND 3 tỉnh trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo về phương án đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM.

Cụ thể, dự án đường vành đai 3 theo quy hoạch có quy mô 8 làn xe cao tốc, chiều dài hơn 91 km từ Nhơn Trạch - Bến Lức. Toàn dự án được chia thành 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài 91,66 km và 8,3 km các tuyến nối. Dự kiến mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 84.684 tỉ đồng, giai đoạn hoàn thiện hơn 165.256 tỉ đồng. Giai đoạn đầu tư dự kiến từ 2021 - 2026 là rất cần thiết.

Theo UBND TP.HCM, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đường song hành hai bên của dự án rất lớn (khoảng 52.468,15 tỉ đồng). Tuy nhiên, TP.HCM và các tỉnh chưa thể cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để tham gia thực hiện dự án giai đoạn 2021 - 2025.

Trường hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) theo kết quả nghiên cứu của đơn vị nghiên cứu, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư khoảng 15.411 tỉ đồng, chỉ chiếm khoảng 18% so với tổng mức đầu tư của dự án. Thời gian hoàn vốn kéo dài (29 năm) nên khó hấp dẫn nhà đầu tư và tính khả thi chưa cao. Vấn đề này cũng đã được Bộ GTVT đánh giá, nhận định tại Công văn số 11205 ngày 22.10 vừa qua.

Đồng thời, sẽ phải trình Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù (chưa được pháp luật hiện hành quy định) để áp dụng cho dự án như: Sử dụng ngân sách của địa phương để chi cho nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương; Cho phép tổ chức phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư đoạn 1A được triển khai đầu tư bằng nguồn vốn vay của EDCF; Tỷ lệ vốn góp của nhà nước tham gia vào dự án trên 50% tổng mức đầu tư dự án...

Với phân tích, đánh giá như vậy, các địa phương cho rằng việc đầu tư đường vành đai 3 theo phương thức đối tác công tư và sử dụng nguồn vốn ngân sách của các địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là rất khó khăn, không thể thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2026.

"Hiện nay, do cả 4 tỉnh, thành đều là các địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 nên việc bố trí ngân sách trung ương từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho dự án này là thiết thực nhất. Do vậy, 4 địa phương thống nhất kiến nghị trung ương hỗ trợ ngân sách trung ương (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) để đầu tư dự án khoảng 83.290 tỉ đồng. Trường hợp vốn ngân sách trung ương không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, để xuất trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 46.971 tỉ đồng. Đối với phần xây lắp, các địa phương sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương" - văn bản của UBND TP.HCM nêu rõ.

Hà Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Đề xuất gọi vốn nước ngoài đầu tư 3 tuyến đường sắt hơn 125.000 tỷ (24/11/2021)

>   Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát kỹ quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc (23/11/2021)

>   Khởi động đường trên cao tỉ USD tại TP.HCM (23/11/2021)

>   TP.HCM: Huyện 'lên đời' thành phố sao cho khả thi? (23/11/2021)

>   Xác minh việc cấp đất cho cán bộ trái quy định tại Bà Rịa - Vũng Tàu (22/11/2021)

>   Đề xuất đầu tư công thêm 729 km cao tốc Bắc - Nam (17/11/2021)

>   TP.HCM dự chi 19.280 tỷ đồng di dời nhà trên và ven kênh rạch (16/11/2021)

>   Kiến nghị Quốc hội đầu tư công 12 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 (16/11/2021)

>   Đồng Nai: Lên kế hoạch thu hồi hơn 4.000 ha đất cho 349 dự án trong 2022 (16/11/2021)

>   Thừa Thiên Huế huy động trên 63.000 tỷ đồng xây mới 8,56 triệu m2 sàn (14/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật