Thứ Hai, 08/11/2021 08:00

Dịch vụ

Tập trung vào nhóm quả chủ lực, Nafoods tiếp tục ghi nhận tăng trưởng khả quan

Lợi nhuận sau thuế quý 3/2021 tăng trưởng gần 52%, 9 tháng hoàn thành 80% kế hoạch

CTCP Nafoods Group (HOSENAF) đã công bố BCTC quý 3/2021 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 410.08 tỷ đồng, tăng 47.37% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức 18.77%, giảm nhẹ so với mức 19.01% cùng kỳ, giúp lợi nhuận gộp đạt gần 77 tỷ đồng, tăng 45.51%.

Giá cước biển tăng khiến chi phí bán hàng quý này tiếp tục tăng mạnh hơn 2.7 lần, lên 42.85 tỷ đồng. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 20.53 tỷ đồng, tăng 51.74%, nhờ chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm so cùng kỳ, trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác đều tăng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, NAF ghi nhận 1,203.23 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 31.74%. Lợi nhuận sau thuế đạt 60.57 tỷ đồng, tăng 19.21%. So với kế hoạch, NAF đã thực hiện được 80.6% mục tiêu doanh thu và 79.7% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

Tăng trưởng tập trung vào các nhóm quả chủ lực

Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo công ty, động lực tăng trưởng của Nafoods thời gian qua vẫn chủ yếu đến từ các sản phẩm chế biến (công nghiệp và tiêu dùng) từ 5 nhóm quả chủ lực bao gồm Chanh leo, Thanh long, Dứa, Xoài, Dừa và Hạt dinh dưỡng. Thời gian tới, Nafoods sẽ tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm này theo chiều sâu chuỗi giá trị từ giống, phát triển vùng trồng, sản xuất chế biến tới xuất khẩu và phân phối.

Trong đó, đối với giống, bên cạnh sự thành công của giống chanh leo, thời gian tới, Nafoods sẽ tập trung phát triển thêm giống dứa MD2 nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm chế biến từ dứa.

Đối với việc phát triển vùng trồng, Nafoods đã và đang tập trung phát triển theo chiều sâu, truy xuất đến các vườn trồng lớn/các nông hộ tham gia hợp tác xã. Hiện nay, công ty đã hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu cho 20,000 ha vườn trồng, và dự kiến hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu truy xuất 40,000 ha vào năm 2022.

Đối với việc nâng cao năng lực sản xuất, Nafoods sẽ tiếp tục nâng cấp năng lực sản xuất tại 4 nhà máy chính và 6 nhà máy vệ tinh, bao gồm đầu tư máy móc thiết bị tự động hóa các khâu trong sản xuất, gồm khâu định hình sản phẩm, đóng gói túi lẻ, đảm bảo tính đồng nhất và thẩm mỹ của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Đối với việc kinh doanh, xuất khẩu, Nafoods tập trung phát triển sâu mối quan hệ với 50 khách hàng vừa và lớn, cùng khách hàng thảo luận kế hoạch phát triển cho các năm tiếp theo. Đồng thời, công ty cũng đang lên kế hoạch phát triển cổng thông tin khách hàng để khách hàng có thể trực tiếp truy xuất tình trạng đơn hàng đã chốt ký và toàn bộ lịch sử giao dịch được ghi nhận trong quá khứ, giúp cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt đối với nhóm khách hàng khó tính.

Dòng tiền kinh doanh cải thiện, dòng tiền đầu tư tăng mạnh

Trong quý 3, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của NAF tiếp tục có sự cải thiện mạnh mẽ. Lũy kế 9 tháng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thặng dư 116.22 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 41.69 tỷ đồng cùng kỳ.

Đơn vị: Tỷ đồng

Đồng thời, dòng tiền chi ra cho hoạt động đầu tư cũng tiếp tục được NAF đẩy mạnh trong kỳ này. Luỹ kế 9 tháng, dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư của công ty ở mức 130.87 tỷ đồng, trong đó tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản khác là 93.21 tỷ đồng, chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác là 128.29 tỷ đồng.

Trao đổi với lãnh đạo công ty, được biết, dòng tiền kinh doanh của công ty liên tục cải thiện thời gian qua, ngoài lợi nhuận cải thiện còn đến từ việc công ty đã tập trung thu tiền từ khách hàng, đối tác trong lĩnh vực nông nghiệp, vườn trồng, đặc biệt các khoản ứng vốn lưu động sản xuất cho các loại quả không chủ lực.

Trong khi đó, tiền thu được tăng cường đầu tư cho các dự án nâng cấp năng lực sản xuất, mở rộng nhà máy, truy xuất vườn trồng, hỗ trợ các nông hộ lớn sản xuất gắn liền với các quả chủ lực. Công ty cũng tăng cường cấp vốn cho các đơn vị liên kết, vệ tinh, gia công chủ lực thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh, cấp vốn lưu động với lãi suất hợp lý giúp nâng cao năng lực của chuỗi cung ứng sản xuất, đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng cho các đơn hàng năm đã chốt ký.

Kỳ vọng trong thời gian tới, chiến lược tập trung vào các nhóm quả chủ lực và các kế hoạch đầu tư, nâng cao năng lực cung ứng sản xuất của công ty sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, giúp công ty duy trì tăng trưởng khả quan trong quý 4, qua đó vượt kế hoạch kinh doanh đặt ra đầu năm, tạo tiền đề vững chắc cho năm 2022 nói riêng và giai đoạn 2022-2025 nói chung.

FILI

Các tin tức khác

>   Không công bố báo cáo tài chính, CTX bị xử phạt 85 triệu đồng (06/11/2021)

>   Vietjet và Airbus đạt thoả thuận đối tác chiến lược về 119 tàu bay (06/11/2021)

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (08/11/2021) (05/11/2021)

>   CTD: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi nhân sự chủ chốt (05/11/2021)

>   TDP: Nghị quyết HĐQT về việc thành lập bộ phận Kiểm toán nội bộ và bổ nhiệm người phụ trách Kiểm toán nội bộ (05/11/2021)

>   DXS: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 16 (05/11/2021)

>   FUESSV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 04/11/2021 (05/11/2021)

>   FUESSV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 29/10/2021 đến 04/11/2021 (05/11/2021)

>   FUEIP100: Báo cáo hoạt động đầu tư tháng 10/2021 (05/11/2021)

>   FUESSVFL: Báo cáo hoạt động đầu tư tháng 10/2021 (05/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật