Thứ Tư, 03/11/2021 13:00

Tác động liên thanh, doanh nghiệp thủy sản chới với

Việc siết chặt giãn cách xã hội trong phòng chống Covid-19 khiến chi phí đội lên bằng lần đã giáng đòn nặng nề vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm doanh nghiệp thủy sản trong quý 3. Bên cạnh đó, việc giá cước tăng mạnh cũng góp phần kéo giảm lợi nhuận của các đơn vị.

Theo VASEP, tính đến hết quý 3/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 6.2 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 9/2021, xuất khẩu tôm đạt 2.76 tỷ USD, tăng 2.6% so với cùng kỳ trong đó tôm chân trắng tăng 10% đạt 2.14 tỷ USD, trong khi tôm sú giảm 1.7% đạt 422 triệu USD. Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm tăng 3.2% đạt trên 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, tính riêng tháng 9, xuất khẩu thủy sản giảm 24%. Trong đó, xuất khẩu cá tra giảm 37% và tôm các loại giảm 21% (2 tháng liền trước cũng ghi nhận kết quả tụt dốc).

Những khó khăn khiến doanh nghiệp thủy sản chật vật được phản ánh rõ hơn vào kết quả kinh doanh quý 3 của nhóm doanh nghiệp thủy sản niêm yết.

Kết quả kinh doanh quý 3 của nhóm doanh nghiệp thủy sản niêm yết. Đvt: Tỷ đồng

Loạt doanh nghiệp “rớt đài”

Đầu tiên phải kể đến là Nam Việt (HOSEANV). Doanh thu không đủ bù đắp chi phí khiến ANV báo lỗ ròng hơn 13 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 40 tỷ đồng. Đây cũng là kết quả quý tệ nhất của ANV trong 5 năm trở lại đây kể từ quý 2/2016. ANV cho biết, nguyên nhân doanh thu giảm đến từ việc giảm số lượng công nhân khi thực hiện phương án 3 tại chỗ dẫn đến sản lượng bán giảm.

Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng mạnh 73%, lên gần 66 tỷ đồng do chi phí cước tàu, chi phí vận chuyển tăng nhiều. Bên cạnh đó, các chi phí phục vụ 3 tại chỗ phát sinh nhiều như chi phí tiền cơm, chi phí test Covid và cơ sở vật chất phục vụ cho người lao động ở lại Công ty.

Cùng tập trung chính vào mặt hàng cá tra, lãi ròng của Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) cũng giảm 68%, xuống chỉ còn hơn 9 tỷ đồng. Kết quả kém khả quan này chủ yếu đến từ hoạt động của Công ty mẹ (lãi sau thuế giảm 48%) và Công ty con là CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản (Trisedso, HOSEDAT) (lãi sau thuế giảm hơn 84%).

Mặc dù doanh thu Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL) tăng 25% nhưng do giá vốn, chi phí vận chuyển, chi phí vật liệu, bao bì tăng mạnh hơn đã khiến lãi ròng của đơn vị thủy sản đi lùi 61%.

Hay như vấn đề cước tàu tăng là nguyên nhân chính kéo giảm 20% lãi ròng của Thực phẩm Sao Ta (HOSEFMC), xuống còn gần 57 tỷ đồng. Về thị trường xuất khẩu của FMC, Hoa Kỳ hiện đang chiếm 32%, EU và Anh chiếm 27%, Nhật Bản chiếm 26.6%, còn lại ở các thị trường Úc và Hàn Quốc.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch FMC cũng trăn trở về loạt khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt như (1) tổ chức sản xuất 3 tại chỗ (3TC) do không đủ không gian sắp xếp chỗ nghỉ nên chỉ có khoảng 40% lao động tham gia, (2) người lao động tham gia 3TC với tâm trạng luôn băn khoăn, lo lắng về gia đình, thực hiện 5K… khiến năng suất vừa không cao nhưng lỗi kỹ thuật trên sản phẩm lại vừa có xu thế xấu và (3) dù là 3TC nhưng rủi ro lây lan dịch bệnh vẫn tiềm ẩn thông qua cung ứng, đồng thời chi phí cho 3TC là không nhỏ.

Tương tự, Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HOSEABT) cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận quý 3 đồng loạt đi lùi so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu sụt giảm 7% về mức 71 tỷ đồng cộng với chi phí bán hàng tăng gấp đôi lên gần 9 tỷ đồng đã kéo lãi ròng quý 3 của ABT giảm 53%, về còn hơn 1 tỷ đồng.

Lội ngược dòng

Đi ngược lại xu hướng chung, Camimex Group (HOSECMX) ghi nhận chỉ tiêu doanh thu và lãi ròng quý 3 lần lượt tăng 31% và 67% so với cùng kỳ, đạt gần 527 tỷ đồng và hơn 21 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của CMX qua các quý trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Seafood

Hàng tồn kho của CMX cũng tăng 52%, giá trị hơn 915 tỷ đồng. Công ty cho biết, do quý vừa qua giá nguyên liệu giảm khoảng 30% nên doanh nghiệp chủ động gia tăng mạnh lượng tồn kho nguyên liệu. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài trong thời gian vừa qua, nên doanh nghiệp dự báo khả năng thiếu hụt trong 6 tháng sắp tới sẽ diễn ra và quyết định thực hiện tồn kho nguyên liệu .

Mặc dù doanh thu thuần Kiên Hùng (HNXKHS) lao dốc 93% so với cùng kỳ, xuống còn 192 tỷ đồng nhưng lãi ròng lại tăng 65%, đạt hơn 10 tỷ đồng. Đơn vị cho biết, nguyên nhân là do lợi nhuận của Công ty mẹ tăng 19% so với cùng kỳ nhờ Công ty tìm kiếm thị trường mới, khách hàng nhập khẩu hàng hóa tại Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tạm thời phục hồi và ổn định trở lại. Song song đó, KHS cũng chủ đông nhập khẩu nguyên liệu với giá cả cạnh tranh và đa dạng nguồn cung nguyên liệu.

Tuy nhiên, về phía Công ty con là công ty TNHH Thủy sản Aoki phải tạm ngưng sản xuất do giãn cách trong thời gian dài đã khiến công ty gánh chi phí rất lớn như khấu hao, phân bổ, điện, lãi vay… cho những tháng không sản xuất.

Ở một trường hợp khác, Thủy sản MeKong (HOSEAAM) báo lãi ròng hơn 142 triệu đồng trong khi 5 quý liền trước đều chìm trong thua lỗ. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động cốt lõi mà nhờ vào đầu tư chứng khoán.

Duy nhất 1 doanh nghiệp vượt kế hoạch lợi nhuận 2021

Doanh nghiệp thủy sản thực hiện kế hoạch kinh doanh 2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance, (*): Thực hiện kế hoạch lợi nhuận trước thuế

Đơn vị duy nhất trong ngành thủy sản vượt kế hoạch lợi nhuận 2021 là KHS. Tính chung 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KHS ghi nhận gần 778 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ nhưng lãi ròng đạt 46 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.

Trong năm 2021, KHS đặt kế hoạch đem về 1,302 tỷ đồng doanh thu và 26.8 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 10% và tăng 41% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, khép lại 9 tháng đầu năm, mặc dù KHS mới chỉ thực hiện được 60% chỉ tiêu doanh thu nhưng đã vượt 72% chỉ tiêu lãi ròng 2021.

Liền sau đó là “nữ hoàng cá tra” VHC cũng gần hoàn thành kế hoạch khi đã thực hiện được 93% mục tiêu lãi sau thuế được cổ đông giao phó.

Trong khi đó, các doanh nghiệp còn lại vẫn đang “chật vật” khi chưa thực hiện được 75% mục tiêu lợi nhuận dù đã kết thúc 3 quý đầu năm.

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   CST: Báo cáo tài chính quý 3/2021 (02/11/2021)

>   HHV: Cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 (02/11/2021)

>   CC1: Báo cáo tài chính quý 3/2021 (công ty mẹ) (02/11/2021)

>   ANT: Nghị quyết Hội đồng quản trị (02/11/2021)

>   ANT: Nghị quyết Hội đồng quản trị (02/11/2021)

>   APF: Báo cáo tài chính quý 3/2021 (02/11/2021)

>   AMS: Báo cáo tài chính quý 3/2021 (công ty mẹ) (02/11/2021)

>   CC4: Báo cáo tài chính quý 3/ 2021 (02/11/2021)

>   YTC: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (02/11/2021)

>   CNT: Nghị quyết Hội đồng quản trị (02/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật