Thứ Bảy, 20/11/2021 11:26

Sau gần 4 tháng liên tục thoái vốn, bà Trần Uyên Phương rời ghế cổ đông lớn Yeah1

Sau khi bán ra hơn 2.7 triệu cp trong tháng 11, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chính thức rời ghế cổ đông lớn tại CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG).

Bà Trần Uyên Phương

Từ đầu tháng 11, bà Phương đã có động thái thoái vốn khỏi YEG. Đến ngày 11/11, bà Phương bán ra gần 1.6 triệu cp YEG, hạ tỷ lệ sở hữu từ 7.53% xuống còn 2.47% và không còn là cổ đông lớn của Công ty.

Quá trình thoái vốn khỏi YEG của bà Trần Uyên Phương trong tháng 11/2021

Chiếu theo giá đóng cửa mỗi phiên, ước tính bà Phương thu về hơn 47.6 tỷ đồng từ số cổ phiếu YEG đã bán trong tháng 11.

Nhìn lại khoản đầu tư của bà Phương tại YEG, sau khi trở thành cổ đông lớn vào ngày 17/02/2020, bà Phương nhanh chóng nâng tỷ lệ sở hữu lên 22.04% chỉ trong chưa đầy 1 tháng. Ước tính, bà Phương đã chi hơn 315 tỷ đồng cho gần 6.9 triệu cp YEG.

Việc bà Phương trở thành cổ đông lớn của YEG diễn ra không lâu trước ngày ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Tân Hiệp Phát và YEG. Thương vụ với Tân Hiệp Phát được xem là bước đi đầu tiên của YEG trong việc phát triển hệ sinh thái thương mại truyền thông sau khi mảng truyền thông đa phương tiện (multimedia) đổ vỡ sau sự cố với Youtube.

Về phía Tân Hiệp Phát, thương vụ được kỳ vọng giúp "ông lớn" ngành FMCG tăng doanh số bán hàng nhờ ứng dụng Mega1 - ứng dụng điện thoại cho phép người dùng quay thưởng khi nhập code từ sản phẩm.

Sau hơn một năm thực hiện, số liệu từ Tân Hiệp Phát không được công bố nhưng về phía YEG, công ty truyền thông này lỗ ròng gần 182 tỷ đồng trong năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm 2021, YEG tiếp tục lỗ ròng thêm gần 259 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/09/2021, lỗ lũy kế của Công ty ở mức 246 tỷ đồng, trong khi đầu năm là hơn 219 tỷ đồng.

Theo YEG, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các mảng kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là mảng Thương mại đa kênh (Bán lẻ) - mảng kinh doanh được đưa vào vận hành từ năm 2020.

Dựa trên kết quả kinh doanh của YEG cũng như động thái của bà Phương, có thể thấy thương vụ hợp tác giữa "ông lớn" ngành FMCG - Tân Hiệp Phát và YEG không như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, diễn biến giá cổ phiếu YEG trên sàn chứng khoán cũng có thể là nguyên nhân khiến bà Phương quyết định thoái vốn. Cổ phiếu YEG nằm trong số 4 cổ phiếu có thị giá giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2021. Cuối phiên 20/11, giá cổ phiếu YEG ở mức 18,300 đồng/cp, giảm hơn 60% so với phiên 04/01.

Từ khi bắt đầu thoái vốn đến nay, bà Phương đã bán ra gần 6 triệu cp YEG. Nếu xét theo giá trung bình mua vào, ước tính bà Phương đã lỗ hơn 203 tỷ đồng.

Quá trình đầu tư cổ phiếu YEG của bà Trần Uyên Phương
Nguồn: VietstockFinance

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   Đơn vị liên quan Ủy viên HĐQT muốn thoái sạch vốn tại TSJ (20/11/2021)

>   PINETREE SECURITIES: Thông báo công văn của UBCKNN về báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu riêng lẻ (19/11/2021)

>   HT1: Quyết định của HĐQT về việc thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ (19/11/2021)

>   TVS: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến người nội bộ Phan Thanh Diện (19/11/2021)

>   TVS: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến người nội bộ Phan Thanh Diệh (19/11/2021)

>   GEG: Báo cáo về thay đổi sở hữu cổ đông lớn CTCP XNK Bến Tre (19/11/2021)

>   CMX: Báo cáo về thay đổi sở hữu cổ đông lớn KB Securities Co., LTD (19/11/2021)

>   Chứng quyền FPT/VCSC/M/Au/T/A4: Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm (19/11/2021)

>   YEG: Báo cáo về thay đổi sở hữu cổ đông lớn Trần Uyên Phương (19/11/2021)

>   Chứng quyền ACB/VCSC/M/Au/T/A1: Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm (19/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật